Báo cáo tài chính phải phản ánh chi phí quảng cáo để giới thiệu sản phẩm mới không phải phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động ở mục chi chí nào?
- Chi phí tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm mới có được xem là chi phí quảng cáo hay không?
- Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải phản ánh chi phí quảng cáo để giới thiệu sản phẩm mới không phải phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động ở mục chi chí nào?
- Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính được quy định như thế nào?
Chi phí tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm mới có được xem là chi phí quảng cáo hay không?
Chi phí tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm mới có được xem là chi phí quảng cáo hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 về quảng cáo như sau:
1. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Luật Quảng cáo 2012 về phương tiện quảng cáo như sau:
Phương tiện quảng cáo
1. Báo chí.
2. Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
3. Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
4. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
5. Phương tiện giao thông.
6. Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
7. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
8. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy rằng, chi phí tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm mới được xem là chi phí quảng cáo.
Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải phản ánh chi phí quảng cáo để giới thiệu sản phẩm mới không phải phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động ở mục chi chí nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 91 Thông tư 200/2014/TT-BTC về Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng như sau:
Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,...
b) Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
c) Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 641 có thể được mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Như vậy, Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải phản ánh chi phí quảng cáo để giới thiệu sản phẩm mới không phải phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động ở mục chi phí bán hàng.
Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 101 Thông tư 200/2014/TT-BTC về Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính như sau:
- Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự trung thực, thông tin phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót.
+ Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện.
+ Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.
+ Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính.
+ Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính.
+ Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng.
+ Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác.
+ Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính.
- Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
- Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
+ Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo.
+ Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.
- Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
- Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau.
Tóm lại, trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải phản ánh chi phí quảng cáo để giới thiệu sản phẩm mới không phải phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động ở mục chi phí bán hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.