Báo cáo tài chính năm của ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được lập vào thời điểm nào theo quy định?
Báo cáo tài chính năm của ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được lập vào thời điểm nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Chế độ báo cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN quy định như sau:
Kỳ lập báo cáo tài chính
1. Kỳ lập Báo cáo tài chính năm
Các TCTD phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo quy định hiện hành của pháp luật. Trường hợp đặc biệt, TCTD được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.
...
Như vây, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo quy định hiện hành của pháp luật.
Trường hợp đặc biệt, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài lập báo cáo tài chính năm nhằm mục đích gì?
Theo Điều 4 Chế độ báo cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN quy định như sau:
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, đáp ứng yêu cầu quản lý của lãnh đạo ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài về:
- Tài sản;
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;
- Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;
- Các luồng tiền.
Ngoài những thông tin này, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài còn phải cung cấp các thông tin có liên quan khác trong bản “Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính và giải trình thêm về mức độ các loại rủi ro tài chính chủ yếu.
Báo cáo tài chính năm của ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được lập vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc lập báo cáo tài chính năm được quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Chế độ báo cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 49/2014/TT-NHNN và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 22/2017/TT-NHNN) quy định về nguyên tắc lập báo cáo tài chính như sau:
Nguyên tắc lập báo cáo tài chính và đồng tiền sử dụng để lập Báo cáo tài chính
1. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam về trình bày báo cáo tài chính bao gồm: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có thể so sánh và các quy định bổ sung tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam về trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự và các quy định của pháp luật liên quan.
2. Đồng tiền sử dụng để lập Báo cáo tài chính khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam
TCTD sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính ra đồng Việt Nam khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan quản lý Nhà nước tại Việt Nam.
3. Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
a) Khi thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán, kế toán thực hiện chuyển đổi số dư số kế toán sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo nguyên tắc sau:
(i) Đối với TCTD được cấp phép kinh doanh ngoại hối: sử dụng tỷ giá bình quân mua và bán chuyển khoản TCTD tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
(ii) Đối với TCTD không được cấp phép kinh doanh ngoại hối: sử dụng tỷ giá bình quân mua và bán chuyển khoản của Ngân hàng thương mại mà tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch nhiều nhất trong kỳ kế toán tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
b) Tỷ giá áp dụng đối với thông tin so sánh trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Khi trình bày thông tin kỳ so sánh (cột “năm trước” trên Bảng cân đối kế toán năm, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; cột “đầu năm” trên Bảng cân đối kế toán giữa niên độ), TCTD áp dụng tỷ giá tương ứng của kỳ so sánh.
c) Khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, TCTD phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính lý do thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán và những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.