Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con được lập dựa trên cơ sở nào?
Công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con vào thời điểm nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2020 về báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con:
Báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con
1. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:
a) Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;
c) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.
...
Như vậy, vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 5 Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2020 thì báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hằng năm, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ, công ty con phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty mẹ. Bản sao của báo cáo, tài liệu quy định tại khoản này phải được lưu giữ tại chi nhánh của công ty mẹ tại Việt Nam.
Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con được lập dựa trên các loại báo nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con được lập dựa trên cơ sở nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2020 về báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con:
Báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con
...
2. Khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.
3. Người chịu trách nhiệm lập báo cáo của công ty mẹ sử dụng báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con nếu không có nghi ngờ về việc báo cáo do công ty con lập và đệ trình có thông tin sai lệch, không chính xác hoặc giả mạo.
...
Như vậy, người chịu trách nhiệm lập báo cáo của công ty mẹ sử dụng báo cáo quy định tại khoản 2 Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2020 để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con nếu không có nghi ngờ về việc báo cáo do công ty con lập và đệ trình có thông tin sai lệch, không chính xác hoặc giả mạo.
Lưu ý: Người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con chưa được lập và đệ trình các báo cáo đó nếu chưa nhận được đầy đủ báo cáo tài chính của công ty con.
Trong trường hợp người quản lý công ty mẹ đã áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi thẩm quyền mà vẫn không nhận được báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định từ công ty con thì người quản lý công ty mẹ vẫn lập và trình báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.
Báo cáo có thể gồm hoặc không gồm thông tin từ công ty con đó, nhưng phải có giải trình cần thiết để tránh hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch.
Làm cách nào để xác định được công ty mẹ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 về công ty mẹ, công ty con:
Theo đó, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Ngoài ra, công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.