Báo cáo tài chính được trình bày như thế nào? Mục đích của báo cáo tài chính? Báo cáo tài chính gồm những tài liệu gì?

Báo cáo tài chính có thể được hiểu như thế nào? Mục đích của báo cáo tài chính Thông tư 200? Báo cáo tài chính gồm những tài liệu gì theo Thông tư 200? 05 nguyên tắc phải tuân thủ trong hoạt động quản lý thuế theo quy định pháp luật?

Báo cáo tài chính được trình bày như thế nào? Mục đích của báo cáo tài chính theo Thông tư 200?

Khái niệm báo cáo tài chính được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán 2015 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
....

Theo đó, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Mục đích của báo cáo tài chính theo Thông tư 200?

Mục đích của Báo cáo tài chính được quy định tại Điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

- Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

+ Tài sản;

+ Nợ phải trả;

+ Vốn chủ sở hữu;

+ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

+ Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

+ Các luồng tiền.

- Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính là gì? Mục đích của báo cáo tài chính? Báo cáo tài chính gồm những tài liệu gì?

Báo cáo tài chính được trình bày như thế nào? Mục đích của báo cáo tài chính theo Thông tư 200? Báo cáo tài chính gồm những tài liệu gì? (Hình từ Internet)

Báo cáo tài chính gồm những tài liệu gì theo Thông tư 200?

Theo Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC, một báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm các tờ khai quyết toán thuế (cho doanh nghiệp và cá nhân), bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Tải về Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp sau đây:

Nội dung

Báo cáo tài chính năm

Báo cáo tài chính giữa niên độ

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược

Bảng cân đối kế toán

Tải về

Tải về

Tải về

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Tải về

Tải về

Tải về

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Tải về

Tải về

Tải về

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Tải về

Tải về

Tải về

>> Xem thêm: Tải về Tham khảo file excel Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2024

Lưu ý:

Hệ thống Báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ. Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

Đối tượng áp dụng của Thông tư 200/2014/TT-BTC đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 200/2014/TT-BTC nhằm hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.

05 nguyên tắc phải tuân thủ trong hoạt động quản lý thuế?

05 nguyên tắc trong hoạt động quản lý thuế được quy định tại Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:

(1) Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.

(2) Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

(4) Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

(5) Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

311 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào