Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân dùng để làm gì? Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân bao gồm những gì?

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân dùng để làm gì? Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân bao gồm những gì? Việc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân phải có chữ ký của ai? Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân được quy định như thế nào?

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân dùng để làm gì? Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân bao gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
1. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính;
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính;
đ) Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.

Tiếp đó, báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân gồm:

- Báo cáo tình hình tài chính;

- Báo cáo kết quả hoạt động;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

- Thuyết minh báo cáo tài chính;

- Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân dùng để làm gì? Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân bao gồm những gì?

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân dùng để làm gì? Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân bao gồm những gì? (hình từ internet)

Việc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân phải có chữ ký của ai?

Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định như sau:

Quy định chung
...
2. Trách nhiệm lập, trình bày và ký báo cáo tài chính
TCVM phải lập báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.
3. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính
a. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - “Trình bày báo cáo tài chính”, gồm:
- Trung thực và hợp lý;
- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:
+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;
+ Trình bày khách quan, không thiên vị;
+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;
+ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
b. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
...

Như vậy, việc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và chủ doanh nghiệp tư nhân.

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC thì khi lập và trình bày báo cáo tài chính, doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ nguyên tắc sau:

- Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của đơn vị.

- Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).

- Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

- Các khoản mục doanh thu, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo.

+ Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

- Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp tư nhân và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Báo cáo tình hình tài chính, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
1,315 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào