Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển bao gồm những nội dung nào?
Ai có quyền tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án như sau:
Trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
1. Sở Giao thông vận tải các địa phương tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa quốc gia, nạo vét vùng nước đường thủy nội địa địa phương làm cơ sở để lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng dự án, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển làm cơ sở để lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng dự án, trình Bộ Giao thông vận tải.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển làm cơ sở để lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng dự án, trình Bộ Giao thông vận tải.
Ai có quyền tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển? (Hình từ Internet)
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án như sau:
Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phân tích chi tiết về sự cần thiết đầu tư và những lợi thế của việc thực hiện dự án so với hình thức đầu tư khác; loại hợp đồng dự án.
2. Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của ngành, địa phương.
3. Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án; khối lượng nạo vét; mục đích và nhu cầu sử dụng sản phẩm nạo vét thu hồi.
4. Tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; thời gian xây dựng, khai thác công trình; phương án tổ chức quản lý, phương án thi công, phương tiện thi công, vị trí đổ thải đối với sản phẩm không thu hồi.
5. Thiết kế cơ sở theo quy định hiện hành.
6. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có).
7. Kinh phí nạo vét (bao gồm cả kinh phí hoàn trả cho Nhà nước đã thực hiện các công việc quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 25 Nghị định này); giá trị sản phẩm thu hồi; phương án thanh toán phần chênh lệch giữa kinh phí nạo vét và giá trị sản phẩm thu hồi.
8. Các chi phí khác như thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản liên quan đến dự án.
9. Khả năng huy động vốn để thực hiện dự án.
10. Phân tích rủi ro, trách nhiệm của các bên về quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.
11. Kiến nghị ưu đãi, hỗ trợ chuyên môn (nếu có).
12. Hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động của dự án đối với môi trường, xã hội.
Theo đó, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển bao gồm những nội dung sau:
- Phân tích chi tiết về sự cần thiết đầu tư và những lợi thế của việc thực hiện dự án so với hình thức đầu tư khác; loại hợp đồng dự án.
- Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của ngành, địa phương.
- Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án; khối lượng nạo vét; mục đích và nhu cầu sử dụng sản phẩm nạo vét thu hồi.
- Tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; thời gian xây dựng, khai thác công trình; phương án tổ chức quản lý, phương án thi công, phương tiện thi công, vị trí đổ thải đối với sản phẩm không thu hồi.
- Thiết kế cơ sở theo quy định hiện hành.
- Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có).
- Kinh phí nạo vét (bao gồm cả kinh phí hoàn trả cho Nhà nước đã thực hiện các công việc quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 25 Nghị định này); giá trị sản phẩm thu hồi; phương án thanh toán phần chênh lệch giữa kinh phí nạo vét và giá trị sản phẩm thu hồi.
- Các chi phí khác như thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản liên quan đến dự án.
- Khả năng huy động vốn để thực hiện dự án.
- Phân tích rủi ro, trách nhiệm của các bên về quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.
- Kiến nghị ưu đãi, hỗ trợ chuyên môn (nếu có).
- Hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động của dự án đối với môi trường, xã hội.
Ai có quyền tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định thẩm định tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án như sau:
Thẩm định tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa quốc gia, dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa địa phương theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển theo quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển theo quy định pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.