Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành được công bố công khai có đúng không?
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành được công bố công khai có đúng không?
Công khai báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 50 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Công khai báo cáo kiểm toán
1. Báo cáo kiểm toán sau khi phát hành được công bố công khai, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức công khai báo cáo kiểm toán theo một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Họp báo;
b) Công bố trên Công báo và phương tiện thông tin đại chúng;
c) Đăng tải trên trang thông tin điện tử và các ấn phẩm của Kiểm toán nhà nước;
d) Niêm yết tại trụ sở của đơn vị được kiểm toán.
Căn cứ trên quy định báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành được công bố công khai, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành được công bố công khai có đúng không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có nhiệm vụ tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước?
Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ được quy định theo Điều 10 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) như sau:
Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Xem xét, quyết định việc kiểm toán trong trường hợp sau đây:
a) Khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước;
b) Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp không thực hiện kiểm toán theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đề nghị.
4. Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
...
9. Giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
11. Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
12. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
13. Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
15. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước.
16. Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
17. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước.
18. Xây dựng và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định thì Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán theo quy định tại Điều 50 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Những nội dung nào thuộc Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc lĩnh vực Kiểm toán nhà nước?
Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc lĩnh vực Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 1 Quyết định 504/QĐ-TTg năm 2022 gồm:
Bí mật nhà nước độ Mật
1. Nội dung kết luận, kiến nghị xử lý của Kiểm toán nhà nước đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm nghiêm trọng được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
2. Nội dung kết luận, kiến nghị xử lý của Kiểm toán nhà nước đối với vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
3. Văn bản báo cáo, trao đổi của Kiểm toán nhà nước với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tham nhũng nghiêm trọng được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.