Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ? Nhiệm vụ chính trị của chi bộ do ai đề ra?

Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ mới nhất? Nhiệm vụ chính trị của chi bộ do ai đề ra? Chi bộ có trách nhiệm gì trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị theo quy định?

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ?

Theo khoản 1 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì chi bộ cơ sở là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.

Hiện tại, không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về mẫu Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ. Do đó, chi bộ có thể tham khảo mẫu dưới đây:

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ

TẢI VỀ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ

Lưu ý: Mẫu báo cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình hình thực tiễn mà chi bộ có thể sửa đổ bổ sung sao cho phù hợp.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ? Nhiệm vụ chính trị của chi bộ do ai đề ra?

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ chính trị của chi bộ do ai đề ra?

Nhiệm vụ chính trị của chi bộ được quy định tại Điều 23 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:

Điều 23
Tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ:
1. Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
2. Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.
3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
4. Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.
Đảng uỷ cơ sở nếu được cấp uỷ cấp trên trực tiếp uỷ quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên.

Theo đó, nhiệm vụ chính trị của chi bộ do tổ chức cơ sở đảng đề ra.

Cụ thể, tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.

Chi bộ có trách nhiệm gì trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị?

Căn cứ Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:

Điều 24
1. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.
2. Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí. Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần.
3. Đại hội chi bộ do chi uỷ triệu tập năm năm hai lần; nơi chưa có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá sáu tháng.
4. Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi uỷ, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi uỷ viên.

Theo đó, chi bộ có trách nhiệm:

- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị;

- Giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên;

- Làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên;

- Kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên;

- Thu, nộp đảng phí.

Lưu ý:

- Chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức.

- Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi ủy.

- Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi ủy, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi ủy viên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,503 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào