Báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân có báo cáo đột xuất không? Nội dung báo cáo đột xuất cần nêu rõ những thông tin gì?
Báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân có báo cáo đột xuất không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định về báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân
1. Báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, gồm: báo cáo định kỳ; báo cáo ban đầu; báo cáo đột xuất; báo cáo thỉnh thị; báo cáo chuyên đề; báo cáo theo quy chế nghiệp vụ và báo cáo khác theo yêu cầu.
2. Báo cáo định kỳ gồm: báo cáo công tác tuần; báo cáo công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong tuần; báo cáo công tác tháng; báo cáo công tác quý; báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm; báo cáo tổng kết công tác năm; các báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng và 12 tháng; báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm; báo cáo công tác tiếp nhận, xử lý thông tin báo chí nêu liên quan đến hoạt động của Ngành.
3. Báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới xây dựng và gửi báo cáo đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quản lý. Ngoài báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh còn phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm các loại án thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị;
...
Theo đó, báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, gồm:
- Báo cáo định kỳ;
- Báo cáo ban đầu;
- Báo cáo đột xuất;
- Báo cáo thỉnh thị;
- Báo cáo chuyên đề;
- Báo cáo theo quy chế nghiệp vụ và báo cáo khác theo yêu cầu.
Như vậy, báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân có báo cáo đột xuất.
Báo cáo đột xuất (Hình từ Internet)
Nội dung báo cáo đột xuất công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân cần nêu rõ những thông tin gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định về báo cáo đột xuất như sau:
Báo cáo đột xuất
1. Nội dung báo cáo nêu rõ thời gian, địa điểm, diễn biến và hậu quả của vụ, việc; kết quả xử lý ban đầu của Viện kiểm sát và những đề xuất đối với Viện kiểm sát cấp trên.
...
Như vậy, nội dung báo cáo đột xuất nêu rõ thời gian, địa điểm, diễn biến và hậu quả của vụ, việc. Đồng thời, kết quả xử lý ban đầu của Viện kiểm sát và những đề xuất đối với Viện kiểm sát cấp trên.
Để tổng hợp và theo dõi Viện kiểm sát cấp dưới phải gửi báo cáo đột xuất đến những ai, cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định về báo cáo đột xuất như sau:
Báo cáo đột xuất
...
2. Viện kiểm sát cấp dưới theo yêu cầu hoặc chủ động báo cáo ngay cho Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền những vụ, việc xảy ra tại cơ quan, những vụ, việc đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại địa phương hoặc trong lĩnh vực công tác được giao theo dõi, quản lý, theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Viện kiểm sát cấp dưới gửi báo cáo đến Viện trưởng, đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp trên được giao trách nhiệm theo dõi, quản lý và Văn phòng Viện kiểm sát cấp trên để tổng hợp, theo dõi.
Theo đó, Viện kiểm sát cấp dưới theo yêu cầu hoặc chủ động báo cáo ngay cho Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền những vụ, việc xảy ra tại cơ quan, những vụ, việc đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại địa phương hoặc trong lĩnh vực công tác được giao theo dõi, quản lý, theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp dưới gửi báo cáo đến Viện trưởng, đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp trên được giao trách nhiệm theo dõi, quản lý và Văn phòng Viện kiểm sát cấp trên để tổng hợp, theo dõi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.