Báo cáo công tác quản lý, bảo quản phương tiện phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo?
- Nguyên tắc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?
- Báo cáo công tác quản lý, bảo quản phương tiện phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?
- Cơ quan tiếp nhận nào có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo công tác quản lý, bảo quản phương tiện phòng cháy chữa cháy?
Nguyên tắc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về nguyên tắc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
Nguyên tắc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được quản lý, bảo quản, bảo dưỡng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Quy trình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được xây dựng phù hợp trên cơ sở yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù trong khai thác, sử dụng (địa hình hoạt động, phân vùng lãnh thổ, khí hậu, yêu cầu kỹ thuật).
Theo đó, việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được thực hiện theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Phòng cháy chữa cháy (Hình từ Internet)
Báo cáo công tác quản lý, bảo quản phương tiện phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo các nội dung cơ bản sau:
a) Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị);
b) Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
c) Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Trường hợp phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị hư hỏng, cơ quan, tổ chức, cơ sở phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Thời hạn báo cáo là vào cuối tháng 11 hằng năm.
Tuy nhiên, trong trường hợp phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị hư hỏng, cơ quan, tổ chức, cơ sở phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền.
Nội dung cơ bản để báo cáo bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 10 nêu trên.
Cơ quan tiếp nhận nào có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo công tác quản lý, bảo quản phương tiện phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
...
3. Trình tự báo cáo và cơ quan tiếp nhận báo cáo
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP , đội dân phòng báo cáo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện), Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
c) Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh theo phân cấp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
d) Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ báo cáo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
...
Theo đó, cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo công tác quản lý, bảo quản phương tiện phòng cháy chữa cháy là các cơ quan được quy định tại khoản 3 Điều 10 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.