Bảng nguyên tố hóa học là gì? Phát âm nguyên tố hóa học theo chương trình mới? Tổng hợp trọn bộ kiến thức cần nắm?

Bảng nguyên tố hóa học là gì? Hướng dẫn đọc bảng nguyên tố hóa học theo chương trình mới? Tổng hợp trọn bộ kiến thức về bảng nguyên tố hóa học cần nắm? Tiêu chuẩn chung để trở thành giáo viên trung học phổ thông được quy định như thế nào?

Bảng nguyên tố hóa học là gì? Hướng dẫn đọc bảng nguyên tố hóa học theo chương trình mới?

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một công cụ giúp sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự dựa trên số hiệu nguyên tử, cấu hình electron và các quy luật tuần hoàn. Sự sắp xếp này cho phép ta dự đoán các tính chất hóa học của từng nguyên tố dựa trên vị trí của chúng trong bảng.

Sử dụng bảng tuần hoàn hóa học, chúng ta có thể xác định vị trí cụ thể của các nguyên tố và từ đó suy ra tính chất hóa học cũng như cấu trúc nguyên tử của chúng.

Tham khảo, bảng nguyên tố hóa học đang được sử dụng với cấu trúc đầy đủ cùng cách đọc theo chương trình mới như sau:

>> Tải về Chi tiết cách đọc bảng nguyên tố theo chương trình mới

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Bảng nguyên tố hóa học là gì? Phát âm bảng nguyên tố hóa học theo chương trình mới? Tổng hợp trọn bộ kiến thức về bảng hóa học cần nắm?

Bảng nguyên tố hóa học là gì? Phát âm bảng nguyên tố hóa học theo chương trình mới? Tổng hợp trọn bộ kiến thức về bảng nguyên tố hóa học cần nắm? (Hình từ Internet)

Tổng hợp trọn bộ kiến thức về bảng nguyên tố hóa học cần nắm?

Khối lượng kiến thức môn học Hóa học tại cấp trung học phổ thông được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT như sau:

Theo đó, trọn bộ kiến thức về bảng hóa học cần nắm bao gồm:

STT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

1

Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

- Nêu được về lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm).

2

Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một chu kì, nhóm

- Nêu được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một chu kì, một nhóm (nhóm A).

3

Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

- Nêu được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Viết được phương trình hoá học minh hoạ.

4

Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

- Phát biểu được định luật tuần hoàn.

- Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học) với tính chất và ngược lại.

>> Tải về Khối lượng kiến thức của môn Hóa học, nội dung và yêu cầu cần đạt tại cấp trung học phổ thông.

Lưu ý: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT

(1) Thông tư này quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông và việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: môn học và khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo ngành, nghề đào tạo; tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

(2) Quy định này áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ trung cấp (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tiêu chuẩn chung để trở thành giáo viên trung học phổ thông được quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn để trở thành giáo viên được quy định tại Điều 67 Luật Giáo dục 2019 như sau:

Tiêu chuẩn của nhà giáo
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Theo đó, để trở thành giáo viên, cá nhân cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;

- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Lưu ý:

Quyền và nhiệm vụ của giáo viên được quy định tại Điều 69 Luật Giáo dục 2019 và Điều 70 Luật Giáo dục 2019 như sau:

(1) Nhiệm vụ của nhà giáo

- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

(2) Quyền của nhà giáo

- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.

- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

Ứng xử của giáo viên được quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT như sau:

- Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

- Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.

- Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.

- Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.

- Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

>> Xem thêm:

Tải về Dự thảo Luật Nhà giáo

Tải về Bảng lương giáo viên 2024 các cấp

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

773 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào