Bằng lái xe bằng giấy bìa có còn được sử dụng không? Có phải đổi sang bằng lái xe bằng vật liệu PET?

Bằng lái xe bằng giấy bìa có còn được sử dụng không? Có phải đổi sang bằng lái xe bằng vật liệu PET? Đối tượng nào được đổi Bằng lái xe sang thẻ PET? Thời hạn đổi Bằng lái xe sang thẻ PET là bao lâu?

Bằng lái xe bằng giấy bìa có còn được sử dụng không? Có phải đổi sang bằng lái xe bằng vật liệu PET?

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:

Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
...

Và Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:

Đổi giấy phép lái xe
1. Việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020.
2. Người có giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; người có giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi giấy phép lái xe.
3. Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.
...

Theo quy định thì hiện nay giấy phép lái xe được làm bằng vật liệu PET.

Ngoài ra, quy định trên cũng có nêu: "Việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020."

Như vậy, có thể thấy bằng lái xe được làm bằng giấy bìa hiện nay vẫn còn được sử dụng và theo quy định hiện hành thì pháp luật chỉ khuyến khích đổi sang thẻ PET chứ không bắt buộc.

Bằng lái xe bằng giấy bìa có còn được sử dụng không? Có phải đổi sang bằng lái xe bằng vật liệu PET?

Bằng lái xe bằng giấy bìa có còn được sử dụng không? Có phải đổi sang bằng lái xe bằng vật liệu PET? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào được đổi Bằng lái xe sang thẻ PET?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) thì các đối tượng sau đây được đổi Bằng lái xe sang thẻ PET:

(1) Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;

(2) Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;

(3) Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

(4) Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi thôi phục vụ trong quân đội (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp quốc phòng…), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

(5) Người có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995, còn thời hạn sử dụng, khi thôi không tiếp tục phục vụ trong ngành Công an (xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong Công an nhân dân), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

(6) Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;

(7) Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

(8) Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

(9) Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

Thời hạn đổi Bằng lái xe sang thẻ PET là bao lâu?

Thời hạn đổi Bằng lái xe được quy định tại khoản 8 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT) như sau:

Đổi giấy phép lái xe
...
8. Trình tự thực hiện đổi giấy phép lái xe:
a) Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; khi nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe thông qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định (bao gồm xác thực tài khoản định danh điện tử qua hệ thống định danh và xác thực điện tử), Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do;
...

Đối chiếu với quy định trên thì thời hạn đổi Bằng lái xe sang thẻ PET là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định (bao gồm xác thực tài khoản định danh điện tử qua hệ thống định danh và xác thực điện tử).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

514 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào