Ban vận động Quỹ vì người nghèo không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan nào để hoạt động?

Tôi muốn hỏi về tôn chỉ, mục đích của Quỹ vì người nghèo phải đảm bảo những quy định gì vậy ạ? Ban vận động Quỹ vì người nghèo không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan nào để hoạt động? Thành phần, thẩm quyền thành lập Ban vận động Quỹ vì người nghèo các cấp gồm những ai? Anh Phùng (Quảng Trị) đặt câu hỏi.

Các tôn chỉ, mục đích của Quỹ vì người nghèo phải đảm bảo những quy định thế nào?

Theo Điều 1 Quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” sửa đổi năm 2016 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1198/QĐ-MTTW-ĐCT năm 2016, có quy định về tôn chỉ, mục đích Quỹ vì người nghèo

Tôn chỉ, mục đích Quỹ
1. Quỹ “Vì người nghèo” (gọi tắt là Quỹ) được hình thành trên cơ sở vận động sự tự nguyện ủng hộ của cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước (gọi chung là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).
2. Quỹ nhằm hỗ trợ người nghèo thoát nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Hoạt động của Quỹ không vì mục đích lợi nhuận mà áp dụng hình thức hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, người cận nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và cộng đồng nghèo theo quy định của Nhà nước.
3. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc thành lập và hoạt động của Quỹ để thu lợi và hoạt động bất hợp pháp.

Ban vận động Quỹ vì người nghèo không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan nào để hoạt động?

Ban vận động Quỹ vì người nghèo không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan nào để hoạt động? (Hình từ Internet)

Ban vận động Quỹ vì người nghèo không có con dấu riêng thì sử dụng con dấu của cơ quan nào để hoạt động?

Tại khoản 3 Điều 2 Quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” sửa đổi năm 2016 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1198/QĐ-MTTW-ĐCT năm 2016 quy định thì:

Hệ thống Quỹ
1. Quỹ được thành lập ở 4 cấp, gồm:
Quỹ cấp trung ương, Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cấp huyện, Quỹ cấp xã.
2. Ở mỗi cấp có Ban vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” (gọi chung là Ban vận động Quỹ).
3. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch; được mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại cổ phần (do nhà nước chi phối) để giao dịch. Trường hợp Ban vận động cấp xã chưa có con dấu riêng thì được sử dụng con dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để hoạt động.

Như vậy, nếu Ban vận động Quỹ vì người nghèo vẫn chưa có có con dấu riêng thì được sử dụng con dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để hoạt động.

Thành phần và thẩm quyền thành lập Ban vận động Quỹ vì người nghèo các cấp theo quy định gồm những ai?

Về thành phần và thẩm quyền thành lập Ban vận động Quỹ các cấp, được nêu chi tiết tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 1198/QĐ-MTTW-ĐCT năm 2016 như sau:

Tổ chức của Ban vận động Quỹ các cấp
1. Thành phần và thẩm quyền thành lập Ban vận động Quỹ các cấp
a) Ban vận động Quỹ trung ương do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập sau khi thống nhất với các cơ quan có liên quan, gồm đại diện lãnh đạo:
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trưởng Ban vận động Quỹ Trung ương do Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký làm Trưởng ban.
b) Ban vận động Quỹ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó thành lập hoặc thống nhất với Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập, sau khi thống nhất với các cơ quan có liên quan. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp làm Trưởng ban vận động Quỹ cùng cấp.
c) Thường trực của Ban vận động Quỹ từng cấp gồm Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
d) Ban vận động Quỹ trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện có Văn phòng giúp việc hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, gồm một số cán bộ, công chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Tài chính, một số cơ quan có liên quan. Văn phòng giúp việc Ban vận động Quỹ cấp nào đặt tại cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó.
Ban vận động Quỹ cấp xã có bộ phận giúp việc đặt tại trụ sở cấp xã.
...
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,866 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào