Ban trù bị là gì? Ban trù bị thực hiện công việc gì? Ban trù bị phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
- Ban trù bị là gì? Ban trù bị thực hiện công việc gì? Ban trù bị phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
- Trưởng Ban trù bị có bắt buộc phải ký tên tất cả các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hay không?
- Ban trù bị có những trách nhiệm gì trong việc thực hiện triển khai các công việc liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép?
Ban trù bị là gì? Ban trù bị thực hiện công việc gì? Ban trù bị phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 56/2024/TT-NHNN có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Ban trù bị là một nhóm người do các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập, chủ sở hữu, ngân hàng mẹ lựa chọn làm đại diện theo ủy quyền, thay mặt các cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn thành lập, chủ sở hữu, ngân hàng mẹ triển khai các công việc liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép. Ban trù bị phải có tối thiểu 02 thành viên trong đó có 01 thành viên là Trưởng ban.
7. Đơn vị đầu mối xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép là đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước, được giao nhiệm vụ cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, Ban trù bị là một nhóm người được lựa chọn làm đại diện theo ủy quyền, thay mặt các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập, chủ sở hữu, ngân hàng mẹ để thực hiện triển khai các công việc liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép.
Ban trù bị phải có tối thiểu 02 thành viên trong đó có 01 thành viên là Trưởng ban.
Và theo khoản 15 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Giấy phép bao gồm Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước cấp. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép.
Lưu ý: Ban trù bị sẽ do chính các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập, chủ sở hữu, ngân hàng mẹ lựa chọn để thực hiện các công việc trên.
Ban trù bị là gì? Ban trù bị thực hiện công việc gì? Ban trù bị phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên? (hình từ internet)
Trưởng Ban trù bị có bắt buộc phải ký tên tất cả các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 56/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ
1. Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải do Trưởng Ban trù bị ký và các văn bản lập theo các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này là bản gốc, các văn bản khác là bản sao có chứng thực, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác. Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập và tên dự kiến ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài phải do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng ký, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại có phần được lập 01 bộ bằng tiếng Việt, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác.
...
Như vậy, theo quy định thì tất cả các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải do Trưởng Ban trù bị ký tên.
Lưu ý: Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập và tên dự kiến ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Ban trù bị có những trách nhiệm gì trong việc thực hiện triển khai các công việc liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép?
Theo Điều 16 Thông tư 56/2024/TT-NHNN thì trong việc thực hiện triển khai các công việc liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép, Ban trù bị có trách nhiệm:
(1) Lập và gửi hồ sơ theo quy định tại Thông tư 56/2024/TT-NHNN.
(2) Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc, Ban trù bị có trách nhiệm:
- Tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên, cuộc họp Thành viên góp vốn đầu tiên để thông qua các nội dung theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 3 Thông tư 56/2024/TT-NHNN;
- Thông báo cho các cổ đông góp vốn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, ngân hàng mẹ gửi tiền vào tài khoản do Ban trù bị mở tại một ngân hàng thương mại Việt Nam.
(3) Hướng dẫn cổ đông góp vốn thực hiện việc góp vốn và thẩm định hồ sơ của cổ đông góp vốn.
(4) Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác nội dung hồ sơ đã nộp cho Ngân hàng Nhà nước.
(5) Thông báo cho các cổ đông góp vốn, thành viên sáng lập, ngân hàng mẹ biết lý do không được cấp Giấy phép trong trường hợp không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
(6) Bảo vệ các nội dung tại Đề án thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước Hội đồng thẩm định.
(7) Trình bày trước Hội đồng thẩm định về việc đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp Giấy phép theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.