Bán thuốc kém chất lượng, vi phạm chất lượng quy định thì sẽ bị xử lý như thế nào? Mức phạt theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?

Bán thuốc kém chất lượng, vi phạm chất lượng quy định thì sẽ bị xử lý như thế nào? Cho tôi hỏi nếu các quầy thuốc bán thuốc kém chất lượng, không đảm bảo chất lượng quy định thì sẽ bị xử lý ra sao? Mức phạt cụ thể là như thế nào?

Phân chia mức độ vi phạm chất lượng của thuốc như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 63 Luật Dược 2016 quy định về hình thức thu hồi, mức độ vi phạm, phạm vi và thời gian thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi, theo đó mức độ vi phạm của thuốc bao gồm:

- Mức độ 1 là mức độ mà thuốc có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng;

- Mức độ 2 là mức độ mà thuốc có bằng chứng không bảo đảm đầy đủ hiệu quả Điều trị hoặc có nguy cơ không an toàn cho người sử dụng nhưng chưa đến mức gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc chưa ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng;

- Mức độ 3 là mức độ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này mà do các nguyên nhân khác nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả Điều trị và an toàn khi sử dụng.

Bán thuốc

Xử phạt hành vi bán thuốc kém chất lượng, vi phạm chất lượng quy định

Bán thuốc kém chất lượng, vi phạm chất lượng quy định thì sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?

Mức xử phạt đối với hành vi bán thuốc vi phạm chất lượng quy định sẽ phụ thuộc vào từng mức độ vi phạm của thuốc. Cụ thể, theo Điều 58 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc thì hành vi bán thuốc vi phạm chất lượng quy định sẽ bị xử lý như sau:

(1) Mua, bán thuốc vi phạm chất lượng ở mức độ 3 theo quy định của pháp luật:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

(2) Mua, bán thuốc vi phạm chất lượng ở mức độ 2 theo quy định của pháp luật:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.

(3) Mua, bán thuốc vi phạm chất lượng ở mức độ 1 theo quy định của pháp luật;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.

Lưu ý: Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền được quy định trên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, tùy vào từng mức độ vi phạm chất lượng mà hành vi bán thuốc vi phạm chất lượng quy định sẽ có mức xử phạt khác nhau. Cụ thể sẽ được thực hiện theo như quy định nêu trên.

Việc thu hồi các loại thuốc vi phạm chất lượng quy định được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 63 Luật Dược 2016 quy định về hình thức thu hồi, mức độ vi phạm, phạm vi và thời gian thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi như sau:

Phạm vi và thời gian yêu cầu thu hồi thuốc được thực hiện như sau:

- Thu hồi ở tất cả cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng trong trường hợp thuốc vi phạm ở mức độ 1. Việc thu hồi phải hoàn thành trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Thu hồi ở tất cả cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng trong trường hợp thuốc vi phạm ở mức độ 2. Việc thu hồi phải hoàn thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Thu hồi ở tất cả cơ sở kinh doanh dược trong trường hợp thuốc vi phạm ở mức độ 3. Việc thu hồi phải hoàn thành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Trường hợp việc thu hồi thuốc vi phạm ở mức độ 1 và việc thu hồi thuốc vượt quá khả năng thu hồi của cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu, cơ sở ủy thác nhập khẩu thuốc hoặc quá thời hạn thu hồi mà cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu, cơ sở ủy thác nhập khẩu thuốc không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức cưỡng chế thu hồi thuốc; cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu, cơ sở ủy thác nhập khẩu thuốc có trách nhiệm thanh toán chi phí cho việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi.

Theo đó, khi bán thuốc vi phạm chất lượng quy định thì ngoài việc bị xử phạt nêu trên, các cơ sở kinh doanh dược còn bị cơ quan nhà nước thu hồi lượng thuốc vi phạm trên.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc bán thuốc kém chất lượng, vi phạm chất lượng quy định theo quy định mới nhất hiện nay mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
6,621 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào