Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh giúp Hội đồng Cạnh tranh giải quyết khiếu nại và tố tụng hành chính những nội dung gì?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh giúp Hội đồng Cạnh tranh giải quyết khiếu nại và tố tụng hành chính những nội dung gì? Câu hỏi của anh Thái Vinh đến từ Đồng Nai.

Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh được sử dụng tài khoản của Hội đồng Cạnh tranh không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 3864/QĐ-BCT năm 2013, có quy định về vị trí và chức năng như sau:

Vị trí và chức năng
1. Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh (sau đây gọi tắt là Ban Thư ký) là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu, giúp việc Bộ trưởng Bộ Công Thương và Hội đồng Cạnh tranh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh và theo phân công của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
2. Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh, theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh, được sử dụng con dấu, tài khoản của Hội đồng Cạnh tranh.

Như vậy, theo quy định trên thì Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh được sử dụng tài khoản của Hội đồng Cạnh tranh.

Ban thư ký

Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh (Hình từ Internet)

Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh giúp Hội đồng Cạnh tranh giải quyết khiếu nại và tố tụng hành chính những nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 3864/QĐ-BCT năm 2013, có quy định về nhiệm vụ quyền hạn như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Giúp Hội đồng Cạnh tranh tổ chức xử lý vụ việc cạnh tranh:
a) Tiếp nhận và bảo quản báo cáo điều tra, hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh và quy định của pháp luật. Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh việc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc trả lại hồ sơ không hợp lệ;
b) Đề xuất Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh quy định thành lập Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh và Thư ký phiên điều trần;
c) Đề xuất Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh lựa chọn, thuê chuyên gia tư vấn cho Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp cần thiết;
d) Tổ chức để các bên liên quan tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ việc cạnh tranh trong quá trình tố tụng và quản lý, giám sát việc tiếp cận hồ sơ vụ việc cạnh tranh theo chỉ đạo hoặc ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh;
đ) Thực hiện chức năng Thư ký phiên điều trần khi được Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh giao;
e) Chuẩn bị, thực hiện công tác hậu cần, thông tin, cơ sở dữ liệu, tài liệu, các báo cáo nghiên cứu khoa học cho hoạt động của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
g) Giúp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tống đạt quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đến các tổ chức, cá nhân có liên quan và giúp Chủ tọa phiên điều trần soạn thảo văn bản giải thích quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh đưa ra.
2. Giúp việc Hội đồng Cạnh trah giải quyết khiếu nại và tố tụng hành chính:
a) Tiếp cận, xem xét tính hợp lệ của đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo ủy quyền hoặc theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh;
b) Đề xuất giúp Hội đồng Cạnh tranh xem xét, giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật;
c) Chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh tới Tòa án, tham gia tố tụng hành chính theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện quyết định của Hội đồng Cạnh tranh, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Chuẩn bị, thực hiện về hậu cần, thông tin, cơ sở dữ liệu và pháp lý cho thành viên Hội đồng Cạnh tranh và Thư ký phiên điều trần trong quá trình tham gia tố tụng hành chính.

Như vậy, theo quy định trên thì Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh giúp Hội đồng Cạnh tranh giải quyết khiếu nại và tố tụng hành chính những nội dung sau:

- Tiếp cận, xem xét tính hợp lệ của đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo ủy quyền hoặc theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh;

- Đề xuất giúp Hội đồng Cạnh tranh xem xét, giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật;

- Chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh tới Tòa án, tham gia tố tụng hành chính theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện quyết định của Hội đồng Cạnh tranh, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

- Chuẩn bị, thực hiện về hậu cần, thông tin, cơ sở dữ liệu và pháp lý cho thành viên Hội đồng Cạnh tranh và Thư ký phiên điều trần trong quá trình tham gia tố tụng hành chính.

Kinh phí hoạt động không tự chủ của Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh có nằm trong kinh phí hoạt động chung của Hội đồng Cạnh tranh không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 3864/QĐ-BCT năm 2013, có quy định về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động như sau:

Cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động
1. Cơ sở vật chất, kinh phí thường xuyên phục vụ hoạt động của Ban Thư ký do ngân sách Nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán hàng năm của Văn phòng Bộ Công Thương.
2. Kinh phí hoạt động không tự chủ nằm trong kinh phí hoạt động chung của Hội đồng Cạnh tranh do ngân sách Nhà nước đảm bảo và được bố trí theo dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Công Thương.
3. Ban Thư ký có trách nhiệm lập dự toán cho các hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh (gồm cả hoạt động của Ban Thư ký); thực hiện chế độ quản lý ngân sách tài chính, kế toán, quyết toán phục vụ hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì Kinh phí hoạt động không tự chủ của Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh nằm trong kinh phí hoạt động chung của Hội đồng Cạnh tranh do ngân sách Nhà nước đảm bảo và được bố trí theo dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Công Thương.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

666 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào