Ban thanh tra nhân dân trong trường học có quyền xem lại hồ sơ tài chính của những năm học trước hay không?

Ban thanh tra nhân dân trong trường học có quyền xem lại hồ sơ tài chính của những năm học trước không? Ngay sau khi nhận được đơn thư, Ban thanh tra nhân dân sẽ tiến hành các bước như thế nào? Chế độ làm việc của Ban thanh tra nhân dân thực hiện theo quy định ra sao?

Ban thanh tra nhân dân trong trường học có quyền xem lại hồ sơ tài chính của những năm học trước không?

Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân (Hình từ Internet)

Căn cứ tiểu mục a Mục 3 Hướng dẫn 02/HD-CĐN năm 2018 quy định như sau:

"III. Hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
3. Hoạt động giám sát của ban thanh tra nhân dân
a) Phạm vi giám sát
+ Việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện công khai theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân."

Theo đó, Ban thanh tra nhân dân có thẩm quyền giám sát việc sử dụng kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên, việc Ban thẩm tra nhân dân có thẩm quyền xem lại báo cáo tài chính của những năm trước hay không thì hướng dẫn lại không đề cập tới.

Vì vậy, nếu muốn biết rõ thêm chi tiết chị vui lòng liên hệ tại cơ quan của mình hoặc Phòng/Sở giáo dục.

Ngay sau khi nhận được đơn thư kiến nghị, Ban thanh tra nhân dân sẽ tiến hành các bước như thế nào?

Căn cứ tiểu mục c Mục 3 và Mục 4 Mục III Hướng dẫn 02/HD-CĐN năm 2018 quy định:

"3. Hoạt động giám sát của ban thanh tra nhân dân
...
c) Giám sát người đứng đầu xem xét, giải quyết kiến nghị của ban thanh tra nhân dân
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho ban thanh tra nhân dân.
- Khi nhận được kết quả giải quyết kiến nghị của người đứng đầu cơ quan, đơn vị gửi tới, ban thanh tra nhân dân thông báo công khai kết quả giải quyết kiến nghị theo hình thức quy định tại quy chế thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị.
- Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên không xem xét, giải quyết thì ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.
4. Hoạt động xác minh của ban thanh tra nhân dân
a) Tiếp nhận nhiệm vụ xác minh
- Khi được người đứng đầu cơ quan, đơn vị giao nhiệm vụ xác minh, Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu và xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung và phạm vi xác minh; địa điểm, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc xác minh.
- Phân công thành viên nghiên cứu nội dung xác minh, các quy định hiện hành của Nhà nước, của cơ quan, đơn vị liên quan đến nội dung xác minh.
b) Tiếp cận bộ phận liên quan
- Trong quá trình thực hiện việc xác minh, ban thanh tra nhân dân được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xem xét làm rõ sự việc được xác minh.
- Trong quá trình xác minh, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, nhà giáo, người lao động cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
c) Lập báo cáo xác minh
- Căn cứ các quy định pháp luật của Nhà nước, quy định nội bộ của cơ quan, đơn vị liên quan đến nội dung xác minh, các tài liệu, chứng cứ và thông tin thu thập được để tổng hợp, phân tích, xác định rõ nội dung xác minh đã thực hiện các quy định đến mức nào, vấn đề nào thực hiện đúng, vấn đề nào thực hiện chưa đúng, vấn đề nào thực hiện trái quy định, nguyên nhân vi phạm, đề xuất kiến nghị biện pháp giải quyết.
- Lập báo cáo xác minh và bản kiến nghị biện pháp giải quyết, đề nghị ban chấp hành công đoàn cơ sở xác nhận bản kiến nghị và gửi cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét, giải quyết.
d) Giám sát người đứng đầu xem xét, giải quyết kiến nghị của ban thanh tra nhân dân
- Thực hiện như điểm c khoản 3 mục III của Hướng dẫn này."

Trên đây là các bước mà Ban thanh tra sẽ tiến hành khi nhận được phản ánh, kiến nghị, chị có thể đọc tham khảo.

Ban thanh tra nhân dân thực hiện chế độ làm việc theo quy định như thế nào?

Cụ thể về chế độ làm việc của Ban thanh tra nhân dân căn cứ tại Mục 6 Hướng dẫn 02/HD-CĐN năm 2018 quy định:

"6. Chế độ làm việc của ban thanh tra nhân dân
a) Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, trong trường hợp cần thiết có thể họp đột xuất.
b) Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo theo quý, 6 tháng trước ban chấp hành công đoàn cơ sở; hằng năm tổng kết hoạt động và báo cáo trước hội nghị CBCCVC hoặc hội nghị người lao động.
c) Để hoạt động của ban thanh tra nhân dân có nền nếp, trách nhiệm, thiết thực, hiệu quả, ban thanh tra nhân dân phải xây dựng, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, gồm những nội dung chính sau:
- Nguyên tắc hoạt động;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của ban thanh tra nhân dân;
- Nhiệm vụ quyền hạn của trưởng ban, phó ban (nếu có) và các thành viên ban thanh tra nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Mối quan hệ giữa ban thanh tra nhân dân và người đứng đầu cơ quan, đơn vị;
- Mối quan hệ giữa ban thanh tra nhân dân với ban chấp hành công đoàn cơ sở;
- Mối quan hệ giữa ban thanh tra nhân dân với cán bộ, nhà giáo và người lao động trong cơ quan, đơn vị."
Ban Thanh tra nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định số lượng cụ thể thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
Pháp luật
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP trường hợp số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 09 người trở lên thì số lượng Phó Trưởng ban không quá bao nhiêu người?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư về bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Những ai được bầu làm Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Pháp luật
Ban thanh tra nhân dân trường học phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên? Yêu cầu về việc bỏ phiếu bầu thành viên như thế nào?
Pháp luật
Nội dung kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo các mốc thời gian nào?
Pháp luật
Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo hoạt động định kỳ với ai? Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân theo nhiệm kỳ của ai?
Pháp luật
Không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở những cơ quan đơn vị có bao nhiêu công chức viên chức người lao động?
Pháp luật
Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai bầu? Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là bao lâu?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ban Thanh tra nhân dân
2,349 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban Thanh tra nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ban Thanh tra nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào