Bán tài sản của công ty có vốn nhà nước trên 51% thì có cần thông đấu giá hay không? Pháp luật có quy định về vấn đề này không?
Công ty có vốn nhà nước trên 51%, có cần thực hiện hình thức đấu giá khi bán tài sản không?
Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về hình thức đấu giá như sau:
- Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:
+ Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
+ Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
+ Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
+ Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
+ Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
+ Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
+ Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
+ Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
+ Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
+ Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
- Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
Như vậy, tại điểm h đã nêu rõ tài sản phải thông qua đấu giá bao gồm tài sản cố định của doanh nghiệp cụ thể trường hợp của bạn là cái (cầu trục) tạm thời thuộc vào trường hợp phải thông qua bán đấu giá. Tuy nhiên, ở phần sau của bài viết này bạn xem thêm sẽ giải quyết tiếp tục trường hợp của bạn.
Đấu giá
Việc quản lý, sử dụng tài sản cố định ra sao?
Căn cứ Điều 25 Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp 2014 quy định về quản lý, sử dụng tài sản cố định như sau:
- Doanh nghiệp xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định.
- Doanh nghiệp được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng, không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả để thu hồi vốn.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp có quyền bán, thanh lý tài sản cố định của mình một cách bình thường mà vẫn đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định như thế nào?
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (Cụm từ "Doanh nghiệp nhà nước" bị thay thế bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định như sau:
- doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quyền chủ động và thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành.
Do đó, theo quy định trên công ty mình không phải doanh nghiệp nhà nước 100% cho nên sẽ không bắt buộc áp dụng quy định này. Anh có thể lựa chọn hình thức khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.