Ban Quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Libya chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan nào?
Ban Quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Libya chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 1742/QĐ-LĐTBXH năm 2009, có quy định như sau:
Ban Quản lý lao động chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Quản lý lao động ngoài nước về quản lý hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng tại Libya; chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Đại sứ quán Việt Nam tại Libya về công tác chính trị, đối ngoại và quản lý nội bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Libya chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Đại sứ quán Việt Nam tại Libya về công tác chính trị, đối ngoại và quản lý nội bộ.
Ban Quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Libya (Hình từ Internet)
Ban Quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Libya có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 1742/QĐ-LĐTBXH năm 2009, có quy định về Ban Quản lý lao động có nhiệm vụ như sau
Ban Quản lý lao động có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách và phương thức nhận lao động nước ngoài của Lybia để đề xuất với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về chủ trương, chính sách, giải pháp và mô hình quản lý đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Lybia theo hợp đồng.
2. Hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại Libya theo đúng pháp luật của Việt Nam và của Libya.
3. Thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng tiếp nhận lao động Việt Nam, thẩm định tư cách pháp nhân, giấy phép nhận lao động nước ngoài của Libya.
4. Hướng dẫn, kiểm tra đại diện các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Libya xử lý các vấn đề phát sinh, giải quyết các tranh chấp lao động liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya; Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Đại sứ Việt Nam tại Libya, của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước và Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
5. Nghiên cứu, đề xuất những biện pháp thúc đẩy phát triển quan hệ và triển khai các hoạt động hợp tác với Libya trong lĩnh vực lao động và xã hội.
6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Đại sứ Việt Nam tại Libya và Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Libya có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách và phương thức nhận lao động nước ngoài của Lybia để đề xuất với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về chủ trương, chính sách, giải pháp và mô hình quản lý đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Lybia theo hợp đồng.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại Libya theo đúng pháp luật của Việt Nam và của Libya.
- Thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng tiếp nhận lao động Việt Nam, thẩm định tư cách pháp nhân, giấy phép nhận lao động nước ngoài của Libya.
- Hướng dẫn, kiểm tra đại diện các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Libya xử lý các vấn đề phát sinh, giải quyết các tranh chấp lao động liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya; Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Đại sứ Việt Nam tại Libya, của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước và Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Nghiên cứu, đề xuất những biện pháp thúc đẩy phát triển quan hệ và triển khai các hoạt động hợp tác với Libya trong lĩnh vực lao động và xã hội.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Đại sứ Việt Nam tại Libya và Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Ban Quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Libya có con dấu và tài khoản tại Libya không?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 1742/QĐ-LĐTBXH năm 2009, có quy định như sau:
Ban Quản lý lao động có văn phòng, con dấu, tài khoản tại Libya. Trưởng Ban Quản lý lao động có trách nhiệm quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, hồ sơ, tài liệu và tài chính theo quy định của Nhà nước và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Libya có văn phòng, con dấu, tài khoản tại Libya.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.