Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong vai trò trực tiếp quản lý dự án?
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp đặt trụ ở chính ở đâu?
Căn cứ tại Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý dự án) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 1901/QĐ-BTP ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủ đầu tư và trực tiếp quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp quản lý.
Ban Quản lý dự án có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại theo quy định, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có trụ ở chính đặt tại Hà Nội.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong vai trò trực tiếp quản lý dự án?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
2. Nhiệm vụ, quyền hạn với vai trò trực tiếp quản lý dự án
a) Tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng;
b) Quản lý thi công xây dựng công trình: Quản lý chất lượng, quản lý tiến độ thi công, quản lý khối lượng thi công, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý hợp đồng xây dựng, quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng;
c) Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng công trình (nếu cần); quan trắc biến dạng công trình;
d) Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận, giai đoạn thi công, nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng.
3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác
a) Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản của Ban Quản lý dự án; thực hiện các chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ đãi ngộ, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ban;
b) Tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật;
c) Ký hợp đồng thuê khoán công việc đối với cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để thực hiện một số công việc;
d) Được thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khác nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được Bộ Tư pháp giao;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ Tư pháp hoặc các cấp quyết định đầu tư ủy quyền trong quá trình quản lý thực hiện dự án (nếu có);
e) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
…
Theo đó, trong vai trò trực tiếp quản lý dự án thì Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng;
- Quản lý thi công xây dựng công trình: Quản lý chất lượng, quản lý tiến độ thi công, quản lý khối lượng thi công, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý hợp đồng xây dựng, quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng;
- Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng công trình (nếu cần); quan trắc biến dạng công trình;
- Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận, giai đoạn thi công, nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp gồm có những ai?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án
a) Lãnh đạo Ban Quản lý dự án gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
b) Các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý dự án gồm: Văn phòng Ban, Phòng Quản lý đầu tư và Phòng Quản lý dự án.
c) Việc thành lập, sáp nhập và sắp xếp các đơn vị thuộc Ban Quản lý dự án thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Ban Quản lý dự án. Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
d) Giám đốc Ban Quản lý quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Ban Quản lý dự án.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp gồm có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.