Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung thuộc Cục Kế hoạch Tài chính có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?

Cho tôi hỏi: Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung thuộc Cục Kế hoạch Tài chính có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không? Ban quản lý từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể có nhiệm vụ phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát triển khai những công việc gì? Câu hỏi của anh An từ Hà Nội.

Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung thuộc Cục Kế hoạch Tài chính có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung trực thuộc Cục Kế hoạch Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1889/QĐ-BTC năm 2014 quy định vị trí và chức năng như sau:

Vị trí và chức năng
1. Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung (gọi tắt là Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT) là đơn vị thuộc Cục Kế hoạch - Tài chính, có chức năng giúp Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tổ chức thực hiện mua sắm tập trung một số tài sản, hàng hóa theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung thuộc Cục Kế hoạch Tài chính được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung thuộc Cục Kế hoạch Tài chính có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?

Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung thuộc Cục Kế hoạch Tài chính có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không? (Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung bao gồm những bộ phận nào?

Căn cứ Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung trực thuộc Cục Kế hoạch Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1889/QĐ-BTC năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức như sau:

Cơ cấu tổ chức
Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT được tổ chức 04 bộ phận công tác, gồm:
1. Bộ phận Kế toán - Hành chính;
2. Bộ phận quản lý dự án;
3. Bộ phận kỹ thuật;
4. Bộ phận mua sắm tập trung.
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận do Cục trưởng Cục KHTC quy định.
Biên chế của Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT do Cục trưởng Cục KHTC quyết định trong tổng biên chế của Cục KHTC được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

Như vậy, theo quy định thì Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung được tổ chức thành 04 bộ phận công tác, gồm:

(1) Bộ phận Kế toán - Hành chính;

(2) Bộ phận quản lý dự án;

(3) Bộ phận kỹ thuật;

(4) Bộ phận mua sắm tập trung.

Ban quản lý từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể có nhiệm vụ phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát triển khai những công việc gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung trực thuộc Cục Kế hoạch Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1889/QĐ-BTC năm 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể
Ban QLDA chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục KHTC và Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT chủ đầu tư về quá trình tổ chức quản lý thi công xây dựng các hạng mục công trình theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm về số liệu, kết quả công việc trước khi trình chủ đầu tư. Ban QLDA có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát triển khai các công việc:
a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình; năng lực của nhà thầu; nhân lực, thiết bị thi công; hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu theo quy định của pháp luật.
b) Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp; kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu.
Trường hợp phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế công trình phải yêu cầu nhà thầu thiết kế xử lý trước khi trình Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT để trình chủ đầu tư phê duyệt điều chỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình.
...

Như vậy, Ban quản lý từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể có nhiệm vụ phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát triển khai những công việc sau đây:

(1) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình; năng lực của nhà thầu; nhân lực, thiết bị thi công; hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu theo quy định của pháp luật.

(2) Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp; kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu.

Trường hợp phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế công trình phải yêu cầu nhà thầu thiết kế xử lý trước khi trình Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung để trình chủ đầu tư phê duyệt điều chỉnh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,237 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào