Ban lãnh đạo công đoàn cơ sở có cần phải thông qua nghị quyết về việc kỷ luật sa thải cán bộ công đoàn để xác định có văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp và BLĐCĐ không?
- Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương bao gồm những đơn vị nào?
- Có phải công đoàn cơ sở được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số hay không?
- Ban lãnh đạo công đoàn cơ sở có cần phải thông qua nghị quyết về việc kỷ luật sa thải cán bộ công đoàn để xác định có văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp và BLĐCĐ không?
Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương bao gồm những đơn vị nào?
Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương bao gồm những đơn vị nào?
(Hình từ Internet)
Căn cứ vào Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) thì nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp
Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có các cấp sau đây:
1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).
2. Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.
3. Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
a. Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);
b. Công đoàn ngành địa phương;
c. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);
d. Công đoàn tổng công ty;
đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
4. Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở)
Như vậy, công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.
Có phải công đoàn cơ sở được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số hay không?
Căn cứ vào Điều 6 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) thì nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 là:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.
3. Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.
Như vậy, công đoàn được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
Ban lãnh đạo công đoàn cơ sở có cần phải thông qua nghị quyết về việc kỷ luật sa thải cán bộ công đoàn để xác định có văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp và BLĐCĐ không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 25 Luật Công đoàn 2012 về bảo đảm cho cán bộ công đoàn
Bảo đảm cho cán bộ công đoàn
1. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.
2. Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đồng thời, theo quy định của khoản 1 Điều 6 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) thì nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 thì nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công đoàn là:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
Như vậy, công đoàn được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số. Nghị quyết của công đoàn được thông qua theo đa số.
Thêm vào đó, doanh nghiệp không được sa thải đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Tóm lại, để xác định có văn bản thỏa thuận với Ban lãnh đạo công đoàn cơ sở thì Ban lãnh đạo công đoàn cơ sở phải tổ chức họp, biểu quyết thống nhất về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công đoàn và phải thể hiện bằng Nghị quyết của công đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.