Bán kính cho phép phục vụ của nhà thể thao theo quy định là bao nhiêu mét? Nhà thể thao có yêu cầu về thiết kế thông gió cho các phòng nào?

Bán kính cho phép phục vụ của nhà thể thao theo quy định là bao nhiêu mét? Nhà thể thao có yêu cầu về thiết kế thông gió cho các phòng nào? Trong công tác phòng cháy chữa cháy có quy định số lượng khán giả khi thoát ra cửa tối đa bao nhiêu người? Câu hỏi của anh Chí (Bình Dương).

Bán kính cho phép phục vụ của nhà thể thao theo quy định là bao nhiêu mét?

Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4529:2012 quy định yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng như sau:

Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
4.1. Khu đất xây dựng nhà thể thao phải đảm bảo:
- Phù hợp với quy hoạch được duyệt, có đủ diện tích để xây dựng và có dự kiến khả năng mở rộng trong tương lai;
- Sử dụng đất đai và không gian đô thị hợp lý;
- Cao ráo, dễ thoát nước, giao thông thuận tiện cho tổ chức các hoạt động thể dục thể thao và thoát người an toàn;
- Thuận tiện cho việc cấp nước và cung cấp điện.
4.2. Bán kính phục vụ của nhà thể thao được lấy như sau:
- Đối với các đơn vị ở của đô thị (hay các xã): ≤ 500 m;
- Đối với các khu ở (quận, huyện trong đô thị): ≤ 1 200 m;
- Đối với các thành phố, thị xã: ≤ 2 000 m.
CHÚ THÍCH: Bán kính phục vụ là khoảng cách từ nơi người ở xa nhất trong khu dân cư đến công trình thể thao.
4.3. Nên bố trí nhà thể thao gần các công trình thể thao khác và tính tới khả năng phối hợp giữa các công trình để tạo thành các tổ hợp thể thao của đô thị. Khi đó đất xây dựng sẽ được tính theo tiêu chuẩn của điểm dân cư lớn nhất.
4.4. Khoảng cách ly vệ sinh nhỏ nhất cho nhà thể thao phải phù hợp với quy định về quy hoạch xây dựng [1] như đã nêu trong Bảng 6.
4.5. Xung quanh khu đất xây dựng nhà thể thao nên trồng dải cây xanh để ngăn ngừa gió, bụi và giảm tiếng ồn. Chiều rộng không nhỏ hơn 10 m. Tổng diện tích cây xanh không được nhỏ hơn 30 % diện tích khu đất xây dựng.
CHÚ THÍCH:
1) Diện tích trồng cây xanh bao gồm diện tích dải cây chắn gió, bụi và thảm cỏ.
2) Đối với nhà thể thao nằm trong khu công viên thì diện tích cây xanh được lấy theo yêu cầu của giải pháp kiến trúc cụ thể và được thỏa thuận của cấp có thẩm quyền.
4.6. Trên khu đất xây dựng phải có lối thoát người khi có sự cố. Chiều rộng lối thoát tính theo tiêu chuẩn 1 m cho 500 người. Phải có ít nhất 2 lối ra vào cho người đi bộ và 2 lối ra vào cho xe ôtô, xe máy.
4.7. Thiết kế mặt bằng tổng thể nhà thể thao cần bảo đảm phân chia các khu vực hợp lý, thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao.
4.8. Hướng của nhà thể thao cần đảm bảo:
- Đón gió chủ đạo về mùa hè;
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho công trình.
4.9. Phải có giải pháp bố trí mạng lưới giao thông trong công trình sao cho:
- Các luồng đi của vận động viên và khán giả không được chồng chéo;
- Có đường giao thông riêng cho khu vực kho tàng và bãi để xe;
- Có diện tích tập kết người và xe trước cổng (bãi để xe). Tiêu chuẩn diện tích quy định là 0,3 m2/chỗ ngồi tính theo số chỗ ngồi trên khán đài;
- Đảm bảo giao thông thuận tiện cho các phương tiện chữa cháy. Có lối thoát an toàn và kịp thời khi xảy ra sự cố.
CHÚ THÍCH: Giải pháp bố trí giao thông phải tính đến nhu cầu sử dụng và tiếp cận của người khuyết tật. Yêu cầu thiết kế theo TCXDVN 264: 2002.
4.10. Phải bố trí đường giao thông hợp lý, không bố trí lối đi của vận động viên chồng chéo với lối đi của khán giả. Đường giao thông cho khu vực kho tàng và bãi để xe phải được bố trí riêng biệt. Chỉ tiêu tính toán diện tích bãi để xe được lấy như sau:
- Xe ôtô: 25 m2/xe;
- Xe mô tô, xe máy: 3,0 m2/xe;
- Xe đạp: 0,9 m2/xe;
4.11. Mép ngoài giáp đường của nhà thể thao cần phải cách đường chỉ giới ít nhất là 15 m đối với các đường giao thông thông thường và 50 m đối với các đường giao thông có mật độ lớn.

Theo đó, bán kính phục vụ của nhà thể thao được lấy như sau:

- Đối với các đơn vị ở của đô thị (hay các xã): ≤ 500 m;

- Đối với các khu ở (quận, huyện trong đô thị): ≤ 1 200 m;

- Đối với các thành phố, thị xã: ≤ 2 000 m.

nhà thể thao

Nhà thể thao (Hình từ Internet)

Nhà thể thao có yêu cầu về thiết kế thông gió cho các phòng nào?

Về yêu cầu thiết kế thông gió, theo tiểu mục 6.3.1 Mục 6.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4529:2012 quy định thì:

Yêu cầu thiết kế thông gió
6.3.1. Nhà thể thao phải được thông gió tự nhiên trực tiếp. Trường hợp cần thiết, phải thiết kế hệ thống gió nhân tạo cho các phòng sau:
- Phòng tập bổ trợ;
- Phòng tắm vòi hương sen;
- Kho hóa chất (nếu có);
- Các phòng kỹ thuật máy.
CHÚ THÍCH: Trường hợp có yêu cầu có thể thiết kế hệ thống điều hòa trung tâm.
6.3.2. Số lần trao đổi không khí trong các phòng của nhà thể thao có thiết kế hệ thống thông gió được quy định trong Bảng 13.

Như vậy, nhà thể thao phải thiết kế hệ thống gió nhân tạo cho các phòng sau đây:

- Phòng tập bổ trợ;

- Phòng tắm vòi hương sen;

- Kho hóa chất (nếu có);

- Các phòng kỹ thuật máy.

Trong công tác phòng cháy chữa cháy tại nhà thể thao có quy định số lượng khán giả khi thoát ra cửa tối đa bao nhiêu người?

Tại Mục 6.6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4529:2012 có yêu cầu về phòng cháy chữa cháy như sau:

Yêu cầu về phòng, chống cháy
6.6.1. Bậc chịu lửa của nhà thể thao được xác định theo qui định trong TCVN 2622. Bậc chịu lửa nhỏ nhất của kết cấu chịu lửa trên khán đài phải bằng bậc chịu lửa của nhà thể thao.
6.6.2. Khi bố trí các phòng dưới khán đài có bậc chịu lửa nhỏ hơn hoặc bằng ll thì phải ngăn cách giữa phòng này và khán đài bằng kết cấu làm từ vật liệu không cháy hoặc khó cháy và phải bảo đảm giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 min.
6.6.3. Số lượng khán giả được bố trí thoát ra một cửa không được lớn hơn 500 người. Chiều rộng đường phân tán khán giả và lối ra vào nhà thể thao được quy định trong Bảng 16 và tuân theo các quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình [2].
6.6.4. Chiều dài lớn nhất của đường phân tán khán giả (từ vị trí chỗ ngồi xa nhất đến lối thoát gần nhất) không lớn hơn:
- 12 m khi phân tán ngang;
- 23 m khi phân tán từ trên xuống;
- 20 m khi phân tán theo cầu thang từ dưới lên.
6.6.5. Đối với nhà thể thao có khán đài hoặc nhà thể thao có khối tích lớn hơn 5 000 m3 (không phân biệt có hay không có khán đài) cần phải thiết kế cấp nước chữa cháy theo TCVN 2622.
6.6.6. Nhà thể thao có khối tích từ 5 000 m3 đến 25 000 m3 phải đặt một họng nước chữa cháy với lưu lượng 2,5 l/s, đối với nhà thể thao có khối tích trên 25 000 m3 đặt hai họng nước chữa cháy với lưu lượng 2,5 l/s.

Theo đó, trong công tác phòng cháy chữa cháy tại nhà thể thao thì số lượng khán giả được bố trí thoát ra một cửa không được lớn hơn 500 người.

Chiều rộng đường phân tán khán giả và lối ra vào nhà thể thao được quy định trong Bảng 16 và tuân theo các quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,600 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào