Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch Thư ký Tòa án gồm có bao nhiêu thành viên? Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch Thư ký Tòa án làm việc theo nguyên tắc gì?
Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch Thư ký Tòa án gồm có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 như sau:
Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (sau đây gọi tắt là Ban giám sát)
1. Ban giám sát do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập. Ban giám sát có 05 thành viên, gồm Trưởng ban và các ủy viên, cụ thể như sau:
a) Trưởng ban: Lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao.
b) Các Ủy viên:
- Lãnh đạo Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao;
- Lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;
- Trưởng phòng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ của Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao;
- Trưởng phòng của Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao.
...
Như vậy, Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch Thư ký Tòa án có 05 thành viên, gồm Trưởng ban và các ủy viên, cụ thể như sau:
- Trưởng ban: Lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao.
- Các Ủy viên:
+ Lãnh đạo Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao;
+ Lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;
+ Trưởng phòng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ của Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao;
+ Trưởng phòng của Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao.
Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch Thư ký Tòa án (Hình từ Internet)
Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch Thư ký Tòa án làm việc theo nguyên tắc gì?
Theo khoản 2 Điều 16 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (sau đây gọi tắt là Ban giám sát)
...
2. Ban giám sát làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám sát về tiêu chuẩn, điều kiện của các thành viên Hội đồng thi; tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên các ban giúp việc Hội đồng thi; danh sách người tham dự kỳ thi;
b) Giám sát quá trình ra đề thi, tổ chức coi thi, rọc phách, chấm thi, ghép phách, phúc khảo bài thi;
c) Giám sát việc thực hiện các quy định về tổ chức kỳ thi; về thực hiện quy chế và nội quy của kỳ thi;
d) Báo cáo kết quả công tác giám sát kỳ thi với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đề xuất, kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về kết quả kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
đ) Các công việc khác theo chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch Thư ký Tòa án làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
Việc thi nâng ngạch của Thư ký Tòa án được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy định tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 như sau:
Nguyên tắc nâng ngạch
1. Đối tượng dự thi phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch dự thi theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Quy định này.
2. Việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được thực hiện theo tuần tự từ ngạch thấp lên ngạch cao liền kề, cụ thể là:
a) Thi nâng ngạch Thư ký Tòa án: từ cán sự, nhân viên lên Thư ký viên, từ Thư ký viên lên Thư ký viên chính và từ Thư ký viên chính lên Thư ký viên cao cấp;
b) Thi nâng ngạch Thẩm tra viên: từ Thẩm tra viên lên Thẩm tra viên chính; từ Thẩm tra viên chính lên Thẩm tra viên cao cấp.
...
Như vậy, việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án nhân dân được thực hiện theo trình tự từ ngạch thấp lên ngạch cao liền kề, cụ thể như sau:
- Thi nâng ngạch Thư ký Tòa án: từ cán sự, nhân viên lên Thư ký viên, từ Thư ký viên lên Thư ký viên chính và từ Thư ký viên chính lên Thư ký viên cao cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.