Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 là gì? Độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 được quy định như thế nào?

Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 là gì? Độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 được quy định như thế nào? Nguyên tắc thể hiện tên các đối tượng địa lý trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000?

Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 là gì?

Căn cứ tiểu mục 4 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN74:2023/BTNMT về Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 ban hành kèm Thông tư 11/2023/TT-BTNMT có quy định như sau:

4. Giải thích từ ngữ
4.1 Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 là bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo và bản đồ địa hình đáy biển được xây dựng trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
4.2 Ký hiệu theo tỷ lệ là ký hiệu có kích thước tỷ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý.
4.3 Ký hiệu nửa theo tỷ lệ là ký hiệu có kích thước một chiều tỷ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý, kích thước chiều kia thể hiện quy ước.
4.4 Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu có hình dạng tượng trưng cho đối tượng địa lý và kích thước quy ước, không theo kích thước thực của đối tượng địa lý.
4.5 Đơn vị tính các giá trị đo biểu thị trên bản đồ: độ cao, độ sâu, độ dài tính bằng mét (m); điện áp tính bằng kilôvôn (kV).
4.6 Điểm tọa độ quốc gia là điểm đo đạc quốc gia có giá trị tọa độ được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật.
4.7 Điểm độ cao quốc gia là điểm đo đạc quốc gia có giá trị độ cao được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật.
4.8 Điểm tọa độ, độ cao quốc gia là điểm đo đạc quốc gia có giá trị tọa độ và có giá trị độ cao được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật.
4.9 GeoTIFF là tệp ảnh số có phần mở rộng là *.tif gắn với tọa độ của các đối tượng địa lý trong một hệ tọa độ xác định.
4.10 GeoPDF là tệp dữ liệu có phần mở rộng là *.pdf gắn với tọa độ của các đối tượng địa lý trong một hệ tọa độ xác định. Tệp GeoPDF chứa dữ liệu không gian và thuộc tính của các đối tượng địa lý.

Như vậy, theo quy định nêu trên, bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 là bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo và bản đồ địa hình đáy biển được xây dựng trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.

Độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN74:2023/BTNMT về Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 ban hành kèm Thông tư 11/2023/TT-BTNMT có quy định như sau:

5. Độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000
Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 không được vượt quá 0,5 mm trên bản đồ.
6. Định dạng sản phẩm bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000
6.1 Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 gồm dạng số và dạng in trên giấy.
6.2 Bản đồ địa hình quốc gia dạng số ở định dạng GeoTIFF-24 bit và định dạng GeoPDF độ phân giải từ 300 dpi trở lên. Mỗi mảnh bản đồ địa hình quốc gia dạng số có một tệp siêu dữ liệu kèm theo.

Theo quy định về độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 nêu trên thì sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 không được vượt quá 0,5 mm trên bản đồ.

Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 là gì? Độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 được quy định như thế nào?

Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 là gì? Độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet).

Nguyên tắc thể hiện tên các đối tượng địa lý trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000?

Theo quy định tại tiết 2.2.13 tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN74:2023/BTNMT về Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 ban hành kèm Thông tư 11/2023/TT-BTNMT thì nguyên tắc thể hiện tên các đối tượng địa lý trên bản đồ cụ thể như sau:

- Khi thể hiện tên các đối tượng địa lý ưu tiên thể hiện tên những đối tượng lớn, có ý nghĩa quan trọng, nổi tiếng hoặc có ý nghĩa định hướng.

Trường hợp độ dung nạp của bản đồ không cho phép thể hiện đầy đủ tên của các đối tượng địa lý hoặc nếu thể hiện đầy đủ thì ảnh hưởng đến nội dung khác và khả năng đọc của bản đồ thì có thể sử dụng chữ viết tắt danh từ chung, một số đối tượng đã được biểu thị bằng ký hiệu quy ước chỉ cần trình bày tên riêng.

Các chữ viết tắt danh từ chung tuân theo quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

- Các đối tượng địa lý có diện phân bố rộng được phép thể hiện tên lặp lại với khoảng cách thích hợp, mỹ quan nhưng phải trong phạm vi phân bố của đối tượng địa lý đó.

- Các đối tượng địa lý dạng hình tuyến phải thể hiện tên lặp lại với khoảng cách từ 15 cm đến 20 cm trên bản đồ.

- Các đối tượng địa lý nằm trên nhiều mảnh bản đồ thì thể hiện tên gọi trên tất cả các mảnh khi độ dung nạp nội dung bản đồ cho phép.

- Thể hiện đầy đủ địa danh nước ngoài theo cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia cùng tỷ lệ.

Riêng địa danh Trung Quốc ghi chú thêm phiên âm theo Hán Việt đối với địa danh quen thuộc với người Việt Nam và đặt tên đó trong ngoặc đơn, bên dưới hoặc bên phải tên chính thức.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
1,053 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào