Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh được thành lập trong trường hợp nào? Thực hiện nhiệm vụ gì?

Cho hỏi: Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh được thành lập trong trường hợp nào? Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ gì? - câu hỏi của chị Trúc (Vĩnh Long)

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh được thành lập trong trường hợp nào?

Theo Điều 2 Quyết định 16/2016/QĐ-TTg quy định như sau:

Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp
1. Khi dịch bệnh động vật được công bố theo quy định tại Điều 26 hoặc Điều 34 của Luật Thú y, Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp.
2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, khi dịch bệnh động vật được công bố theo quy định tại Điều 26 Luật Thú ý 2015 quy định công bố dịch bệnh động vật trên cạn và Điều 34 Luật Thú ý 2015 quy định công bố dịch bệnh động vật thủy sản thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 16/2016/QĐ-TTg quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp
...
2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp ở địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp trên địa bàn.
b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp; kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp trên địa bàn.
c) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phối hợp giữa các ban, ngành với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao.

Căn cứ trên quy định Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp trên địa bàn.

- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp; kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp trên địa bàn.

- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phối hợp giữa các ban, ngành với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao.

ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh được thành lập trong trường hợp nào? Thực hiện nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)

Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh là ai?

Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 16/2016/QĐ-TTg quy định về thành phần Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh như sau:

Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp
...
2. Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh:
a) Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Trưởng ban.
b) Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Y tế là Phó trưởng ban.
c) Các ủy viên:
- Đại diện lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công an, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan của địa phương;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh (đối với tỉnh có biên giới);
- Đại diện lãnh đạo: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Hội Nông dân và Hội Chữ thập đỏ.
d) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh.
...

Căn cứ trên quy định Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài ra, thành phần Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh còn bao gồm:

- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Y tế là Phó trưởng ban.

- Các ủy viên:

+ Đại diện lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công an, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan của địa phương;

+ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh (đối với tỉnh có biên giới);

+ Đại diện lãnh đạo: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Hội Nông dân và Hội Chữ thập đỏ.

- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,205 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào