Bản án phúc thẩm dân sự có mấy phần? Ai có thẩm quyền ra bản án phúc thẩm dân sự theo quy định?

Bản án phúc thẩm dân sự có mấy phần? Ai có thẩm quyền ra bản án phúc thẩm dân sự theo quy định? Bản án phúc thẩm không được Tòa án cấp phúc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án trong trường hợp nào?

Bản án phúc thẩm dân sự có mấy phần? Ai có thẩm quyền ra bản án phúc thẩm dân sự?

Căn cứ quy định tại Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Bản án phúc thẩm
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bản án phúc thẩm gồm có:
a) Phần mở đầu;
b) Phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định;
c) Phần quyết định.
3. Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên của Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.
4. Trong phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định về kháng cáo, kháng nghị, các tình tiết của vụ án, việc giải quyết, xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật mà Tòa án áp dụng, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.
Trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí sơ thẩm, phúc thẩm, chi phí tố tụng (nếu có).
...

Như vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm dân sự.

Theo đó, bản án phúc thẩm gồm có 03 phần, bao gồm:

(1) Phần mở đầu;

(2) Phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định;

(3) Phần quyết định.

TẢI VỀ Mẫu bản án phúc thẩm trong tố tụng dân sự

Bản án phúc thẩm dân sự có mấy phần? Ai có thẩm quyền ra bản án phúc thẩm dân sự theo quy định?

Bản án phúc thẩm dân sự có mấy phần? Ai có thẩm quyền ra bản án phúc thẩm dân sự theo quy định? (Hình từ Internet)

Bản án phúc thẩm không được Tòa án cấp phúc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án trong trường hợp nào?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 315 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về việc gửi bản án, quyết định phúc thẩm như sau:

Gửi bản án, quyết định phúc thẩm
...
3. Bản án phúc thẩm được Tòa án cấp phúc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ trường hợp có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

Chiếu theo quy định trên, tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

Công bố và sử dụng tài liệu, chứng cứ
...
2. Tòa án không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.

Như vậy, bản án phúc thẩm không được Tòa án cấp phúc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án trong trường hợp bản án có chứa thông tin liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự.

Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án phúc thẩm cho người kháng cáo trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ quy định tại Điều 315 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án phúc thẩm cho người kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án.

Lưu ý:

- Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn, nhưng không quá 25 ngày.

- Bản án, quyết định phúc thẩm có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và công bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp.

+ Bản án, quyết định phúc thẩm có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải được Tòa án cấp phúc thẩm gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bồi thường nhà nước.

+ Bản án, quyết định phúc thẩm có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật phải được Tòa án cấp phúc thẩm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, quyết định cho Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân đó theo quy định của Luật hộ tịch.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

373 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào