Bài thơ hay ngày 20 tháng 10 chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam? Ngày Phụ nữ Việt Nam người lao động có được nghỉ không?

Hiện nay tổng hợp những bài thơ hay ngày 20 tháng 10 chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam? Ngày Phụ nữ Việt Nam người lao động có được nghỉ không? Ngày Phụ nữ Việt Nam có được xem là ngày lễ lớn trong năm hay không?

Bài thơ hay ngày 20 tháng 10 chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam?

Theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 thì ngày 20 10 hàng năm là Ngày Phụ nữ Việt Nam.

Những bài thơ mừng ngày Phụ nữ Việt Nam thường mang ý nghĩa sâu sắc, nhằm tôn vinh và tri ân vai trò của phụ nữ trong cuộc sống. Qua những vần thơ mộc mạc, chân thành, người ta bày tỏ sự kính trọng đối với những đóng góp và hy sinh của phụ nữ. Từ vai trò làm mẹ, làm vợ, cho đến sự cống hiến trong công việc và xã hội.

Dưới đây là một số bài thơ hay chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam có thể tham khảo:

Mẫu thơ tặng cho cô giáo:

Mẫu số 01

Hôm nay xúc động bồi hồi

Nhớ về kỷ niệm từ hồi cấp hai

Trường con ngày đó sơ sài

Mái trường cấp bốn tít ngoài ven đê.

Ngày ngày tháng tháng lê thê

Cô lên bục giảng dạy về đức nhân

Giọng cô êm dịu ân cần

Dạy con đạo đức… lấy nhân làm đầu

Từng dòng từng chữ từng câu

Lời cô giảng dạy thấm sâu lòng trò

Con luôn ghi nhớ lời cô

Bấy giờ gắng học… học cho thành tài.

Mẫu số 02

Thu tàn trời đã sang đông

Bồi hồi tấc dạ nhớ mong cô thầy

Người trao khát vọng hôm nay

Chắp cho đôi cánh em bay vào đời.

Mẫu số 03

Bao năm lên phố, xa làng

Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê

Nhớ bài tập đọc a ê

Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ

Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ

Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.

Mẫu thơ tặng mẹ

Mẫu số 01

Ở bên mẹ vô cùng hạnh phúc

Chẳng lo gì gió vụt mưa sa

Tháng ngày tuy thiếu bóng cha

Nhưng với con trẻ mẹ là thái dương

Mẫu số 02

Bếp nghèo mơ bóng đoàn viên

Mẹ nghe rơm rạ ấm bên hiên nhà

Ngoài kia cải đã vàng hoa

Bước chân lữ khách nhạt nhòa trong mưa.

Mẫu thơ tặng vợ:

Mẫu số 01

Em là nửa của đời anh

Sinh ra trời đã để dành cho tôi

Anh vẫn biết cuộc đời vất vả

Vì mưu sinh em đã tảo tần

Mặc cho sương lạnh, gió ngàn

Phận Tằm em chẳng thở than chút nào

Vai gầy héo má đào phai sắc

Vẫn một lòng son sắt thủy chung

Cùng anh gạn đục, khơi trong

Xây đời no ấm, mặn nồng yêu thương

Để cuộc sống dặm trường êm ả

Nghĩa vợ chồng vẹn cả phu thê

Vẹn nguyên giữ trọn lời thề

Tình đầu thuở ấy vỗ về…yêu thương…

Mẫu số 02

Tặng em: hoa thắm hồng nhung

Tình yêu say đắm thủy chung vẹn toàn

Đảm đang công việc lo toan

Chúc em: xinh đẹp hiền ngoan ngọt ngào

Hoa tươi nồng thắm anh trao

Ngày vui Phụ nữ tự hào là em

Phụ nữ nét đẹp dịu hiền

Để anh thương nhớ triền miên tháng ngày.

Phụ nữ nét đẹp thơ ngây

Để anh xao xuyến ngất ngây cõi lòng.

Phụ nữ nét đẹp thủy chung

Để anh mong muốn mình chung một nhà.

Phụ nữ nét đẹp thật thà

Để anh phải nhớ, mặn mà bên nhau.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Bài thơ ngày 20 tháng 10 hay chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam? Ngày Phụ nữ Việt Nam người lao động có được nghỉ không?

Bài thơ ngày 20 tháng 10 hay chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam? Ngày Phụ nữ Việt Nam người lao động có được nghỉ không? (Hình từ Internet)

Ngày Phụ nữ Việt Nam người lao động có được nghỉ không?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Cùng với đó, căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, ngày nghỉ hằng tuần sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thông thường thì ngày nghỉ hằng tuần sẽ được sắp xếp và thứ 7, chủ nhật hoặc chỉ ngày chủ nhật.

Như vậy, ngày 20 tháng 10 tức ngày Phụ nữ Việt Nam không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng lương theo quy định.

Ngoài ra, nếu ngày 20 tháng 10 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm vào ngày này,

Nếu rơi vào ngày làm việc bình thường thì người lao động có lịch làm việc vẫn phải đi làm bình thường.

Lưu ý:

- Ngày 20 10 2024 rơi vào Chủ nhật, người lao động có ngày nghỉ hằng tuần rơi vào Chủ nhật thì được nghỉ làm việc vào ngày này.

- Người lao động cũng có thể chủ động xin nghỉ phép theo diện phép năm hoặc nghỉ không lương vào ngày ngày 20 tháng 10 nếu quy định ngày nghỉ hằng tuần của công ty không phải rơi vào ngày này.

Ngày Phụ nữ Việt Nam có được xem là ngày lễ lớn trong năm hay không?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, đối với ngày Phụ nữ Việt Nam không được xem là ngày lễ lớn trong năm theo quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

23,375 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào