Bác sĩ uống rượu bia trong giờ làm việc bị phạt bao nhiêu tiền? Bác sĩ có nghĩa vụ gì đối với bệnh nhân?

Bác sĩ uống rượu bia trong giờ làm việc bị phạt bao nhiêu tiền? Bác sĩ do uống rượu bia trong giờ làm việc mà vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật và đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có bị cấm hành nghề không? Bác sĩ có nghĩa vụ gì đối với bệnh nhân khi khám chữa bệnh theo quy định hiện nay?

Bác sĩ uống rượu bia trong giờ làm việc bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 7 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
....
12. Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc lá tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong khi khám bệnh, chữa bệnh.
13. Sử dụng hình thức mê tín, dị đoan trong khám bệnh, chữa bệnh.
...

Theo Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia như sau:

Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.

Như vậy, bác sĩ uống rượu bia trong giờ làm việc là hành vi bị cấm và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Bác sĩ uống rượu bia trong giờ làm việc bị phạt bao nhiêu tiền?

Bác sĩ uống rượu bia trong giờ làm việc bị phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)

Bác sĩ có nghĩa vụ gì đối với bệnh nhân?

Theo Điều 44 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 quy định về nghĩa vụ đối với người bệnh như sau:

Nghĩa vụ đối với người bệnh
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.
2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này.
4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
5. Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bác sĩ có 05 nghĩa vụ đối với bệnh nhân như sau;

- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp sau:

+ Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;

+ Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;

+ Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;

+ Người bệnh, người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

- Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.

- Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này.

- Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.

- Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Bác sĩ do uống rượu bia trong giờ làm việc mà vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật và đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có bị cấm hành nghề không?

Theo Điều 20 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 quy định về các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
2. Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
3. Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
4. Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo đó trong trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật thì sẽ bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
374 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào