Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt u cơ tim khi nào? Sau khi bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt u cơ tim và người bệnh đồng ý thì các bước chuẩn đầu tiên sẽ như thế nào?

Tôi muốn tìm quy định pháp luật khi nào thì bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt u cơ tim? Và sau khi bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt u cơ tim và người bệnh đồng ý thì các bước chuẩn đầu tiên sẽ như thế nào? Tôi cảm ơn, câu hỏi của K.L (TPHCM).

Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt u cơ tim khi nào?

Phẫu thuật cắt u cơ tim là một trong 45 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch- Lồng ngực ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.

Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch- Lồng ngực ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

I. ĐẠI CƯƠNG
- U cơ tim bao gồm u nguyên phát và thứ phát, trong đó u nguyên phát thuộc phạm vi điều trị phẫu thuật.
- Trong các loại u cơ tim nguyên phát, đa phần là lành tính (khoảng 80%) và hầu hết là u nhày.
- Phẫu thuật u cơ tim nguyên phát được coi là phẫu thuật cấp cứu có trì hoãn vì có thể gây cản trở nặng dòng máu lưu thông trong tim hoặc gây hở van cấp tính.
...

Theo đó, trước hết phải hiểu là phẫu thuật u cơ tim nguyên phát được coi là phẫu thuật cấp cứu có trì hoãn vì có thể gây cản trở nặng dòng máu lưu thông trong tim hoặc gây hở van cấp tính.

Đây là một loại U cơ tim bao gồm u nguyên phát và thứ phát, trong đó u nguyên phát thuộc phạm vi điều trị phẫu thuật.

Trong các loại u cơ tim nguyên phát, đa phần là lành tính (khoảng 80%) và hầu hết là u nhày.

Đồng thời, tại Mục II Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch- Lồng ngực ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017, có nói đến những đối tượng mà được bác sĩ chỉ định phải thực hiện phẫu thuật cắt u cơ tim trong trường hợp:

- Chẩn đoán xác định u cơ tim nguyên phát

- Kèm theo một hay nhiều triệu chứng như: khó thở, đau tức ngực, hở các van tim, giãn buồng tim, tăng áp lực động mạch phổi, phù phổi.

Hơn thế, thì người bệnh cũng phải cần lưu ý và hiểu về những trường hợp được xem là chống chỉ định (tức không thể sử dụng được phương pháp phẫu thuật cắt u cơ tim như người bình thường được) chẳng hạng như:

(1) U tim thứ phát (di căn từ nơi khác đến).

(2) Tăng áp lực phổi cố định.

(3) Suy tim, suy gan thận nặng.

(4) Bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp.

(5) Nhiễm khuẩn tiến triển.

Vậy nên, người bệnh trong quá trình thăm khám thì bác sĩ căn cứ theo tình trạng sức khỏe và có rơi vào trường hợp chống chỉ định đối với phẫu thuật cắt u cơ tim này hay không.

Nếu sức khỏe và điều kiện chỉ định đều đáp ứng yêu cầu thì có thể sẽ được lựa chọn phẫu thuật để đảm bảo được sức khỏe được an toàn nhất.

Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt u cơ tim khi nào? Sau khi bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt u cơ tim và người bệnh đồng ý thì các bước chuẩn đầu tiên sẽ như thế nào?

Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt u cơ tim khi nào? Sau khi bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt u cơ tim và người bệnh đồng ý thì các bước chuẩn đầu tiên sẽ như thế nào? (Hình từ Internet)

Sau khi bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt u cơ tim và người bệnh đồng ý thì các bước chuẩn đầu tiên sẽ như thế nào?

Căn cứ tại Mục IV Phẫu thuật cắt u cơ tim là một trong 45 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch- Lồng ngực ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

(1) Chuẩn bị về yếu tố nhân sự (Người thực hiện):

Thành phần tham gia ca phẫu thuật sẽ gồm:

- Kíp ngoại khoa: 3 người (1 phẫu thuật viên chính, hai phẫu thuật viên trợ giúp)

- Kíp gây mê: 2 người (1 bác sĩ, 1 điều dưỡng phụ mê)

- Kíp phục vụ dụng cụ: 2 điều dưỡng (1 phục vụ trực tiếp, 1 bên ngoài)

- Kíp vận hành máy tim phổi nhân tạo: 2 bác sĩ hoặc kĩ thuật viên.

(2) Về mặt giải thích và chuẩn bị vệ sinh đối với người bệnh:

- Giải thích kĩ với gia đình và người bệnh về cuộc phẫu thuật, ký giấy cam đoan phẫu thuật.

- Chiều hôm trước được tắm rửa 2 lần nước có pha betadine và thay toàn bộ quần áo sạch.

- Đánh ngực bằng xà phòng bétadine trước khi bôi dung dịch sát khuẩn lên vùng phẫu thuật.

(3) Hồ sơ bệnh án: Theo quy định chung của bệnh án phẫu thuật.

Vậy, sau khi bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt u cơ tim và người bệnh đồng ý thì thực hiện theo 3 bước chuẩn đầu tiên trước khi phẫu thuật.

Quy trình khi phẫu thuật cắt u cơ tim sẽ bao gồm những bước nào?

Căn cứ tại Mục V Phẫu thuật cắt u cơ tim là một trong 45 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch- Lồng ngực ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

Bước 1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, gối độn dưới vai.

Bước 2. Vô cảm: gây mê nội khí quản.

Bước 3. Kỹ thuật:

- Mở giữa xương ức. Khâu treo màng tim.

- Heparin, thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể.

- Bơm dung dịch liệt tim, ngừng tim.

- Mở các buồng tim tương ứng với vị trí của u.

- Cắt bỏ u kèm theo cuống u và diện bám.

- Xử lý các thương tổn phối hợp (sửa van tim, thay van tim…)

- Đóng lại các buồng tim, phục hồi tuần hoàn.

- Đặt hệ thống dẫn lưu, điện cực.

- Đóng xương ức. Đóng cân cơ da theo giải phẫu.

- Gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh khối u lấy được.

Người bệnh cũng cần phải biết việc phẫu thuật có thể có tỷ lệ tai biến. Như vậy thì sẽ có những cách theo dõi cũng như xử trí khi tai biến xảy ra như sau:

* LƯU Ý:

1. Theo dõi

- Sau phẫu thuật cần theo dõi chặt chẽ người bệnh tại buồng chăm sóc sau phẫu thuật tăng cường về các thông số tuần hoàn (mạch, điện tim, huyết áp động mạch tối đa, tối thiểu, trung bình, huyết áp tĩnh mạch trung tâm, nhiệt độ), các ống dẫn lưu, số lượng nước tiểu, các thông số máy thở, tình trạng tinh thần của người bệnh 1 giờ 1 lần trong 24 giờ sau phẫu thuật.

- Chụp Xquang tại giường.

- Xét nghiệm vào thời gian quy định: khí trong máu, điện giải, hematocrite.

- Khám định kỳ sau khi ra viện bằng lâm sàng và siêu âm (khoảng 6 tháng 1 lần). Qua 3 năm nếu không có gì bất thường coi như khỏi.

2. Xử trí tai biến

Phát hiện chảy máu, tràn khí hay máu màng phổi, loạn nhịp tim ... để có biện pháp xử lí thích hợp.

Như vậy, quy trình khi phẫu thuật cắt u cơ tim sẽ cơ bản tuân thủ theo trình tự trên. Tuy nhiên trong thực tế trường hợp phát sinh thêm thì sẽ được bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện thêm một số bước cần thiết để đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.

Sau khi phẫu thuật người bệnh cũng cần phải lưu ý về tình trạng tai biến như: Chảy máu, tràn khí hay máu màng phổi, loạn nhịp tim ... để có biện pháp xử lí thích hợp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

275 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào