Ba chiến sĩ đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy có được công nhận là liệt sĩ không?

Vừa qua trên các phương tiện truyền thông, báo đài khắp cả nước đưa tin chiều 1/8, tại quán karaoke trên địa bàn phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy (Hà Nội) xảy ra vụ cháy. Nhận được tin báo, Công an quận Cầu Giấy đã huy động lực lượng phòng cháy, chữa cháy đến dập lửa. Trong quá trình chữa cháy, cứu nạn đã có 3 cán bộ, chiến sỹ hy sinh. Vậy ba chiến sĩ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy có được công nhận là liệt sĩ không?

Ba chiến sĩ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy có được công nhận là liệt sĩ không?

Căn cứ theo Luật Tổ chức Chính phủ 2015Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 về ưu đãi người có công và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký quyết định cấp bằng “Tổ quốc ghi công” cho 3 liệt sĩ thuộc Bộ Công an đã hy sinh ngày 1/8 trong khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho ba liệt sỹ trên vì đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Điều kiện công nhận liệt sĩ đối với 3 chiến sĩ trên được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 (Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 131/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2022) như sau:

"Điều 14. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ
...
3. Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh được xác định như sau:
a) Nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập có tính chất nguy hiểm trong các trường hợp sau: bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; trong huấn luyện chiến đấu, diễn tập của lực lượng: không quân, hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển, đặc công, trinh sát đặc nhiệm, cảnh sát cơ động, đặc nhiệm.
b) Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh có tính chất nguy hiểm khi: chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; thực hiện nhiệm vụ của kiểm ngư, cảnh sát biển; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; rà phá, xử lý, tiêu hủy bom mìn, vật liệu nổ; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, bảo quản, vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ, vũ khí, đạn dược; xây dựng công trình ngầm quốc phòng, an ninh.
...
6. Xem xét công nhận liệt sĩ đối với trường hợp quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh gồm các yếu tố sau:
a) Nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm và tính cấp bách của sự việc.
b) Chủ động thực hiện hành vi đặc biệt dũng cảm, chấp nhận hy sinh bản thân.
c) Bảo vệ lợi ích quan trọng của Nhà nước, tính mạng và lợi ích hợp pháp của Nhân dân hoặc để ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
d) Là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội, được tặng thưởng Huân chương và được cơ quan quản lý nhà nước về người có công tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.
..."

Vì ba chiến sĩ hy sinh trong lúc thời gian thực hiện nhiệm vụ nên việc công nhận ba chiến sĩ là liệt sỹ là hoàn toàn phù hợp.

Ba chiến sĩ đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy có được công nhận là liệt sĩ không?

Ba chiến sĩ đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy có được công nhận là liệt sĩ không? (Hình từ Internet)

Chế độ mà ba chiến sĩ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ sẽ được hưởng là gì?

Căn cứ vào quy định tại Điều 15 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 thì ba chiến sĩ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ sẽ được hưởng các chế độ đối với liệt sĩ sau đây:

"Điều 15. Chế độ đối với liệt sĩ
1. Tổ chức báo tử, truy điệu, an táng và ghi danh tại công trình ghi công liệt sĩ.
2. Truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” theo quy định của Chính phủ.
3. Hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính và an táng.
4. Liệt sĩ không còn thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này thì người được giao, ủy quyền thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ."

Do đã được cấp bằng “Tổ quốc ghi công” và công nhận là liệt sĩ nên các chiến sĩ đã hy sinh sẽ được hưởng chế độ đối với liệt sĩ nêu trên.

Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của ba chiến sĩ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ được quy định như thế nào?

Chế độ ưu đã đối với thân nhân của ba chiến sĩ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ được quy định tại Điều 16 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 về chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ như sau:

"Điều 16. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ
1. Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.
2. Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.
3. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;
b) Vợ hoặc chồng liệt sĩ.
4. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có hai con liệt sĩ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
6. Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ.
7. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
8. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
9. Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.
10. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
a) Trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế.
11. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đáng hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.
12. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết."

Như vậy, thân nhân của ba chiến sĩ đã anh dũng hi sinh sẽ được hưởng các chế độ cho thân nhân liệt sĩ nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
2,334 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào