Áp dụng phạt vi phạm đối với cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn bắt đầu từ khi nào?
- Phạt vi phạm đối với cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn bắt đầu từ khi nào?
- Bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên?
- Tăng cường mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản đối với cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn như thế nào?
Phạt vi phạm đối với cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn bắt đầu từ khi nào?
Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với người độc thân được quy định tại khoản 3 Mục II Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 cụ thể như sau:
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
...
3. Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích
....
+ Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đinh; từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn.
...
Theo đó, hiện nay vấn đề phạt vi phạm đối với cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn vẫn đang ở giai đoạn thí điểm. Bên cạnh đó, theo Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 nêu trên giải pháp này cũng chỉ nhằm khuyến khích việc sinh đủ 02 con chứ không bắt buộc.
Như vậy, người độc thân tại Việt Nam không phải nộp "Thuế độc thân" cũng như không phải chịu phạt vi phạm khi không kết hôn.
Lưu ý: Đây cũng là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, việc tỷ lệ sinh giảm phần lớn đến từ việc độ tuổi kết hôn đang có xu hướng trễ hóa, nhiều người trẻ lựa chọn cuộc sống độc thân, không kết hôn.
Chính vì vậy, thời gian qua tại Việt Nam có luồng quan điểm cho rằng nên giảm giờ việc xuống để người độc thân có thời gian hẹn hò, tìm hiểu bạn đời.
Áp dụng phạt vi phạm đối với cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn bắt đầu từ khi nào? (Hình từ Internet)
Bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên?
Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với người độc thân được quy định tại 3 Mục II Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 cụ thể như sau:
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3. Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích
...
Các nhiệm vụ, hoạt động ưu tiên cần thực hiện ngay:
- Bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên,...
- Sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế,... đến việc sinh ít con; xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp.
- Chính quyền địa phương nghiên cứu, ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm như sau:
...
Theo đó, với mục tiêu chung duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Theo đó, bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên là một trong những nhiệm vụ, hoạt động ưu tiên cần thực hiện ngay nhằm hoàn thiện các chính sách, điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng và các đối tượng.
Bên cạnh đó, chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp theo quy định tại khoản 2 Mục I Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020, đề ra mục tiêu cụ thể tới năm 2030 như sau:
- Tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2,0 con).
- Giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con).
- Duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,0 con đến 2,2 con).
Tăng cường mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản đối với cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn như thế nào?
Tăng cường mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản đối với cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn theo quy định tại khoản 4 Mục 2 Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 như sau:
- Phổ cập dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tới mọi người dân (bao gồm cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn) đảm bảo công bằng, bình đẳng trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ, không phân biệt giới, người đã kết hôn, người chưa kết hôn.
- Xây dựng và triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên tại cộng đồng; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản.
- Đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo:
+ Tổ chức các loại hình cung cấp dịch vụ phù hợp; tư vấn, kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm, phòng, tránh các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh con dị tật, mắc các bệnh, tật ảnh hưởng đến việc suy giảm chất lượng nòi giống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.