Áo sweater là áo gì? Tặng áo sweater ngày 3 12 cho ai? Đu trend 3 12 trên TikTok lưu ý điều gì?
Áo sweater là áo gì? Tặng áo sweater ngày 3 12 cho những ai? Ngày này có phải ngày lễ lớn?
Áo sweater là áo gì?
Áo sweater là một loại áo thời trang mang phong cách thoải mái, thường được làm từ các chất liệu ấm áp như len, nỉ hoặc cotton dày. Sweater thường có thiết kế dài tay, không có phần khóa kéo hoặc cúc, và được mặc chui đầu. Đây là loại áo phổ biến trong thời tiết lạnh hoặc se lạnh. |
Tặng áo sweater ngày 3 12 cho những ai?
Các bạn trẻ tham gia mạng xã hội TikTok cũng xem ngày 3 12 là ngày tặng áo len cho crush hoặc người yêu để bày tỏ tình cảm của mình. Sự kiện này bắt nguồn từ lời của một bài hát có tên "Heather" ra mắt vào năm 2020 và bài hát này sau khi được đăng trên nền tảng TikTok đã trở nên viral, đặc biệt là câu hát “mượn áo sweater vào ngày 3/12" cũng trở nên nổi tiếng và tạo thành trend của các bạn trẻ. Kể từ đó, các bạn trẻ đã biến ngày 3 12 Sweater trở thành ngày tặng áo len cho nhau với ngụ ý truyền tải sự ấm áp, tình cảm với người mình yêu. Như vậy, ngày 3 12 là ngày mà các bạn trẻ thể hiện tình cảm với người mình yêu. Do đó, vào ngày này, các bạn trẻ có thể tặng những chiếc áo Sweater cho crush, cho người yêu hoặc cho những người khuyết tật. |
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì ngày 3 tháng 12 không phải là ngày lễ lớn của nước ta.
Áo sweater là áo gì? Tặng áo sweater ngày 3 12 cho ai? Đu trend 3 12 trên TikTok lưu ý điều gì? (Hình từ Internet)
Đu trend 3 12 sweater trên TikTok cần lưu ý điều gì?
Căn cứ Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021, khi đu trend 3 12 sweater trên TikTok, cá nhân cần phải tuân thủ những quy định sau đây:
(1) Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
(2) Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
(3) Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(4) Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
(5) Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
(6) Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
(7) Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.
(8) Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
Người lao động có được nghỉ làm ngày 3 12 không?
Căn cứ quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngày 3 12 không phải là ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ hưởng lương.
Tuy nhiên, căn cứ quy định tại Điều 113 và Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì vào ngày 3 tháng 12, người lao động có thể xin nghỉ theo 01 trong 04 cách sau đây:
(1) Làm đơn xin nghỉ phép trừ vào ngày phép năm (Điều 113 Bộ luật Lao động 2019);
(2) Xin nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng lương và phải thông báo với người sử dụng lao động nếu thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019;
(3) Nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động nếu thuộc trường hợp tại khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019;
(4) Trường hợp không thuộc các trường hợp được nghỉ hưởng lương, không hưởng lương theo quy định nêu trên thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản có liên quan không quy định về mẫu đơn xin nghỉ phép dành cho người lao động, tuy nhiên, người lao động có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ phép sau đây:
TẢI VỀ Đơn xin nghỉ phép
Lưu ý: Biểu mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.