An toàn vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất có được chi trả thêm khoản phụ cấp nào khác ngoài tiền lương hay không?

Tôi có nghe qua về chức danh an toàn vệ sinh viên. Tôi muốn hỏi là đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh như cơ sở của tôi thì có bắt buộc phải có an toàn vệ sinh viên hay không? Điều kiện để trở thành an toàn vệ sinh viên là gì? Vai trò và trách nhiệm của an toàn vệ sinh viên trong quá trình làm việc là gì? Có phải trả thêm phụ cấp cho họ hay không?

Cơ sở sản xuất có bắt buộc phải có an toàn vệ sinh viên hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về an toàn vệ sinh viên như sau:

"Điều 74. An toàn, vệ sinh viên
1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở."

Theo đó, trong mỗi tổ sản xuất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc.

Tải trọn bộ các văn bản về an toàn vệ sinh viên: Tải về

An toàn vệ sinh viên

An toàn vệ sinh viên 

Điều kiện để trở thành an toàn vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất là gì?

Tại khoản 2 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định cụ thể như sau:

"Điều 74. An toàn, vệ sinh viên
[...]
2. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra."

Theo đó, để trở thành an toàn vệ sinh viên của cơ sở sản xuất, người lao động phải trực tiếp làm việc tại cơ sở sản xuất đó, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.

Vai trò và trách nhiệm của an toàn vệ sinh viên trong quá trình làm việc là gì?

Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định liên quan đến vai trò và nghĩa vụ của an toàn vệ sinh viên cụ thể như sau:

"Điều 74. An toàn, vệ sinh viên
[...]
3. An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở.
4. An toàn, vệ sinh viên có nghĩa vụ sau đây:
a) Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
c) Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ;
d) Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
đ) Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục.

An toàn vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất có được chi trả thêm khoản phụ cấp nào hay không?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu cụ thể về quyền của an toàn vệ sinh viên như sau:

"5. An toàn, vệ sinh viên có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;
d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động."

Như vậy, an toàn vệ sinh viên làm việc trong cơ sở lao động được hưởng phụ cấp trách nhiệm cho thời gian thực hiện các nhiệm vụ với tư cách là an toàn vệ sinh viên.

Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

28,457 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào