Ai sẽ phải kiểm tra kho vật chứng theo quy định hiện hành? Vật chứng trong thời gian bao lâu thì chuyển sang cơ quan thi hành án?
Vật chứng trong thời gian bao lâu thì chuyển sang cơ quan thi hành án?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quy chế quản lý kho vật chứng Ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 70/2013/NĐ-CP) như sau:
1. Thủ kho vật chứng có nhiệm vụ và quyền hạn sau :
a) Tổ chức quản lý, bảo quản vật chứng và đồ vật, tài liệu khác trong kho theo các quy định của pháp luật;
b) Thực hiện việc xuất kho, nhập kho đối với vật chứng, đồ vật, tài liệu khác đã thu thập được của các vụ án theo lệnh của thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án và chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng
c) Báo cáo ngay cho cơ quan quản lý kho vật chứng khi phát hiện vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho bị mất mát, xâm phạm, chiếm đoạt, hư hỏng và chứng kiến việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm hiện trường;
d) Đề nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng tổ chức sửa chữa, mở rộng, nâng cấp, trang bị các phương tiện cần thiết cho kho vật chứng.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng có nhiệm vụ và quyền hạn sau :
a) Theo dõi, kiểm tra, giám sát và tiến hành các hoạt động quản lý khác đối với hoạt động của kho vật chứng;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị hữu quan tổ chức di chuyển khẩn cấp vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho đến nơi an toàn trong trường hợp thiên nhiên hoặc con người đe doạ sự an toàn của kho vật chứng;
c) Yêu cầu chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân hỗ trợ bảo vệ kho vật chứng trong trường hợp cần thiết;
d) Thông báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát cùng cấp trong các trường hợp vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho bị mất mát, xâm phạm, chiếm đoạt.
đ) Xác định nguyên nhân vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho bị hư hỏng và báo cáo bằng văn bản cho cơ quan thụ lý vụ án;
e) Đề nghị cơ quan có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ về người, chuyên môn nghiệp vụ để bảo quản vật chứng, đồ vật, tào liệu thuộc chuyên ngành;
g) Yêu cầu cơ quan thụ lý vụ án xử lý ngay vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho khi có dấu hiệu hư hỏng, nguy cơ hư hỏng hoặc đe doạ sự an toàn của kho vật chứng, môi trường, con người, tài sản.
3. Thủ kho vật chứng phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cần thiết và có phẩm chất đạo đức tốt.
4. Cán bộ, nhân viên kho vật chứng được hưởng chế độ, chính sách theo các quy định chung của Nhà nước và của ngành mình.
Theo quy định trên thì việc xuất kho đối với vật chứng sẽ theo lệnh của thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án và chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng, chứ không có quy định thời hạn cụ thể chuyển vật chứng sang cơ quan thi hành án là bao lâu và trường hợp nào thì không được chuyển.
Kho vật chứng (Hình từ Internet)
Ai sẽ phải kiểm tra kho vật chứng theo quy định hiện hành?
Căn cứ khoản 4 Thông tư 06/2003/TT-BCA(V19) quy định như sau:
"4. Kiểm tra, rà soát và đề nghị xử lý vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án bị tồn đọng, mất mát, hư hỏng, mất giá trị chứng minh.
Công an các đơn vị, địa phương nơi có kho vật chứng, ít nhất một năm hai lần phải tổ chức kiểm tra, rà soát vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án đang được bảo quản trong kho vật chứng thuộc quyền quản lý của mình. Khi kiểm tra, rà soát nếu phát hiện có vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án bị tồn đọng, không được xử lý cùng với vụ án hoặc đã được xử lý nhưng cơ quan có trách nhiệm chậm trễ trong việc thi hành... hoặc phát hiện vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án bị mất mát, hư hỏng, mất giá trị chứng minh thì yêu cầu Thủ trưởng đơn vị cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thông báo, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý."
Như vậy theo quy định hiện nay chỉ có quy định chung như thế, gửi đến bạn tham khảo thêm.
Tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ trong một số trường hợp đặc thù
Căn cứ Điều 11 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định như sau:
Điều 11. Tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ trong một số trường hợp đặc thù
1. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể di chuyển về kho vật chứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP và Nghị định số 70/2013/NĐ-CP, cơ quan thi hành án dân sự nhận chuyển giao từ cơ quan điều tra tại nơi đang bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ và đề nghị cơ quan điều tra chuyển giao các loại tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc giao bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ.
Cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp vật chứng, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng, tài sản tạm giữ trông giữ, bảo quản. Trường hợp các cá nhân, tổ chức nêu trên không tiếp tục nhận trông giữ, bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thuê tổ chức, cá nhân khác trông giữ, bảo quản.
2. Đối với vật chứng phải bảo quản tại cơ quan, tổ chức chuyên trách được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP và Nghị định số 70/2013/NĐ-CP, cơ quan thi hành án dân sự đề nghị cơ quan điều tra chuyển giao biên bản bàn giao vật chứng từ cơ quan điều tra sang cơ quan chuyên trách và các tài liệu liên quan để cơ quan thi hành án theo dõi, ra quyết định xử lý vật chứng theo bản án, quyết định của Tòa án.
3. Đối với các vật chứng, tài sản tạm giữ quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP và Nghị định số 70/2013/NĐ-CP, khi Tòa án chuyển giao bản án, quyết định, cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu cơ quan đang bảo quản các vật chứng, tài sản tạm giữ chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự (kể cả tài liệu, giấy tờ liên quan đến vật chứng, tài sản tạm giữ).
Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan gửi đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.