Ai quyết định phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại theo quy định?

Phương án chuyển giao bắt buộc có phải là phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng? Nội dung phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại gồm những gì? Ai quyết định phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại theo quy định?

Phương án chuyển giao bắt buộc có phải là phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
28. Phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
29. Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây:
a) Phương án phục hồi;
b) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;
c) Phương án chuyển giao bắt buộc;
d) Phương án giải thể;
đ) Phương án phá sản.
30. Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
...

Như vậy, phương án chuyển giao bắt buộc là một trong những phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Theo đó, phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.

Ai quyết định phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại theo quy định?

Ai quyết định phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại theo quy định? (hình từ internet)

Nội dung phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 181 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại gồm các nội dung chính sau đây:

- Thông tin về bên nhận chuyển giao bắt buộc;

- Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện;

- Phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với thực trạng của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong từng giai đoạn;

- Phương án về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành;

- Phương án xử lý tồn tại, yếu kém, nợ xấu, tài sản bảo đảm;

- Phương án xử lý tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi và tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

- Phương án xử lý cổ phần, phần vốn góp của bên nhận chuyển giao bắt buộc tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn theo quy định tại Điều 186 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;

- Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 182 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;

- Lộ trình tuân thủ quy định tại các điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và khoản 3 Điều 144 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;

- Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.

Ai quyết định phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại?

Căn cứ theo Điều 183 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:

Tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc
1. Ngân hàng Nhà nước quyết định chuyển giao bắt buộc và phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc.
Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước quyết định chuyển giao bắt buộc, toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chấm dứt.
2. Ngân hàng Nhà nước quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.
3. Quyết định chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên bên nhận chuyển giao bắt buộc; tên ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trước và sau chuyển giao bắt buộc; hình thức pháp lý, vốn điều lệ, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
b) Việc chấm dứt toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
c) Trách nhiệm của bên nhận chuyển giao bắt buộc và ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật.
4. Bên nhận chuyển giao bắt buộc thực hiện các nội dung sau đây:
a) Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì Ngân hàng Nhà nước quyết định chuyển giao bắt buộc và phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại.

Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước quyết định chuyển giao bắt buộc, toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chấm dứt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
283 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào