Ai phải nộp chi phí định giá tài sản nếu các bên đương sự trong vụ án hành chính không thống nhất được về giá tài sản, cùng có yêu cầu Tòa án quyết định việc định giá?
- Các bên đương sự trong vụ án hành chính không thống nhất được về giá tài sản mà cùng có yêu cầu Tòa án quyết định việc định giá thì ai có nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản?
- Đương sự trong vụ án hành chính thực hiện thanh toán chi phí định giá tài sản như thế nào?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng hành chính căn cứ vào đâu?
Các bên đương sự trong vụ án hành chính không thống nhất được về giá tài sản mà cùng có yêu cầu Tòa án quyết định việc định giá thì ai có nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 42 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản như sau:
Nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản được xác định như sau:
...
3. Trường hợp các bên không thống nhất được về giá tài sản mà cùng có yêu cầu Tòa án quyết định việc định giá thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa chi phí định giá; trường hợp trong vụ việc có nhiều đương sự thì các bên đương sự cùng phải nộp chi phí định giá theo mức do Tòa án quyết định;
...
Theo quy định trên, trường hợp các bên đương sự trong vụ án hành chính không thống nhất được về giá tài sản mà cùng có yêu cầu Tòa án quyết định việc định giá thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa chi phí định giá.
Trường hợp trong vụ việc có nhiều đương sự thì các bên đương sự cùng phải nộp chi phí định giá theo mức do Tòa án quyết định.
Nghĩa vụ nộp chi phí định giá (Hình từ Internet)
Đương sự trong vụ án hành chính thực hiện thanh toán chi phí định giá tài sản như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 giải thích thì chi phí định giá tài sản là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho công việc định giá do Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Căn cứ theo Điều 40 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về thanh toán chi phí định giá tài sản như sau:
Thanh toán chi phí định giá tài sản
1. Sau khi có kết quả định giá, Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản thông báo cho Tòa án, người yêu cầu định giá về chi phí định giá tài sản.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án có trách nhiệm thông báo cho người yêu cầu định giá biết để đến Tòa án nộp chi phí định giá tài sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu định giá tài sản phải nộp chi phí. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.
Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí định giá đã nộp chưa đủ chi phí thì phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó; nếu số tiền tạm ứng đã nộp vượt quá chi phí định giá thì được trả lại phần tiền chênh lệch.
3. Người đã thanh toán chi phí định giá tài sản mà không có nghĩa vụ nộp theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh này được hoàn trả chi phí định giá đã nộp.
Theo đó, sau khi có kết quả định giá, Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản thông báo cho Tòa án, đương sự trong vụ án hành chính yêu cầu định giá về chi phí định giá tài sản.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án có trách nhiệm thông báo cho đương sự trong vụ án hành chính yêu cầu định giá biết để đến Tòa án nộp chi phí định giá tài sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu định giá tài sản phải nộp chi phí. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.
Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí định giá đã nộp chưa đủ chi phí thì phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó. Nếu số tiền tạm ứng đã nộp vượt quá chi phí định giá thì được trả lại phần tiền chênh lệch.
Đương sự trong vụ án hành chính đã thanh toán chi phí định giá tài sản mà không có nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản theo quy định được hoàn trả chi phí định giá đã nộp.
Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng hành chính căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo Điều 41 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Chi phí định giá tài sản như sau:
Chi phí định giá tài sản
Chi phí định giá tài sản được xác định theo quy định tại Điều 35 của Pháp lệnh này.
Theo đó, chi phí định giá tài sản trong tố tụng hành chính được xác định theo quy định tại Điều 35 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012, cụ thể như sau:
Chi phí định giá tài sản
1. Căn cứ tính chất của đối tượng định giá, chi phí định giá tài sản bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tiền lương và các khoản thù lao cho người thực hiện định giá;
b) Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định giá;
c) Chi phí vật tư tiêu hao;
d) Chi phí sử dụng dịch vụ cần thiết khác;
đ) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ tính chất của đối tượng định giá, chi phí định giá tài sản trong tố tụng hành chính gồm một hoặc một số chi phí sau:
- Chi phí tiền lương và các khoản thù lao cho người thực hiện định giá;
- Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định giá;
- Chi phí vật tư tiêu hao;
- Chi phí sử dụng dịch vụ cần thiết khác;
- Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.