Ai phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng?

Tôi có một câu hỏi như sau: Ai phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.N.T ở Lâm Đồng.

Ai phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng?

Người phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:

Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
...
2. Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;
b) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;
c) Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
...

Theo đó, nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng (Hình từ Internet)

Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.

Và theo Điều 55 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng được xác định như sau:

- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.

- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:

+ Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

+ Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

Doanh nghiệp bảo hiểm được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 56 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng trong những trường hợp sau:

- Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.

- Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.

- Tổn thất hoặc thiệt hại của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có tên trong danh sách cấm vận.

- Tổn thất hoặc thiệt hại có liên quan đến dịch bệnh theo công bố của cơ quan có thẩm quyền.

- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm.

- Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

- Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).

- Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

- Tổn thất phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn. Loại trừ này không áp dụng đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn do rủi ro bất ngờ, không lường trước được.

- Thiệt hại do chấn động hoặc do bộ phận chịu lực và địa chất công trình bị dịch chuyển hay suy yếu hoặc thương tật hay thiệt hại đối với người hoặc tài sản do bất kỳ tổn thất nào nêu trên gây ra (trừ khi được thỏa thuận bằng điều khoản sửa đổi bổ sung).

- Thiệt hại là hậu quả của tai nạn gây ra bởi xe cơ giới hay các phương tiện tàu thuyền, xà lan hay máy bay đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với người thứ ba.

- Trách nhiệm là hậu quả của các thương tật hay ốm đau gây ra cho người lao động của chủ đầu tư hoặc nhà thầu có liên quan đến công trình được bảo hiểm.

- Tổn thất xảy ra đối với tài sản thuộc sở hữu hoặc thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ đầu tư hoặc nhà thầu hay của người lao động hoặc công nhân của một trong những người trên.

- Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,086 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào