Ai phải chịu trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ khi nghiên cứu hiện trường lần hai đối với hệ thống quốc lộ?
- Ai phải chịu trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ khi nghiên cứu hiện trường lần hai đối với hệ thống quốc lộ?
- Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân điểm đen tai nạn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Lựa chọn biện pháp khắc phục điểm đen tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào?
- Hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ bao gồm những giấy tờ gì?
Ai phải chịu trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ khi nghiên cứu hiện trường lần hai đối với hệ thống quốc lộ?
Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Trách nhiệm xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ
1. Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Thông tư này.
2. Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý) thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
3. Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.
4. Đối với đường BOT
a) Nhà đầu tư thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
b) Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.
...
Như vậy, Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với điểm đen tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý) thực hiện nghiên cứu hiện trường lần hai đối với hệ thống quốc lộ.
Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân điểm đen tai nạn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Theo Điều 12 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân
1. Căn cứ vào hồ sơ đã thực hiện ở Điều 10, Điều 11 của Thông tư này, tổ chức nghiên cứu hiện trường lần 2 để xác định nguyên nhân do tình trạng cầu đường, tình hình tổ chức giao thông, tầm nhìn, chiếu sáng ban đêm, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường; lưu ý về thời tiết hoặc tình hình điều khiển giao thông khi xảy ra tai nạn.
2. Việc thị sát và nghiên cứu hiện trường quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện khách quan (tại nhiều thời điểm và thời tiết trên nhiều đối tượng, lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau).
Như vậy,
- Căn cứ vào hồ sơ đã thực hiện ở Điều 10, Điều 11 nêu trên, tổ chức nghiên cứu hiện trường lần 2 để xác định nguyên nhân do tình trạng cầu đường, tình hình tổ chức giao thông, tầm nhìn, chiếu sáng ban đêm, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường; lưu ý về thời tiết hoặc tình hình điều khiển giao thông khi xảy ra tai nạn.
- Việc thị sát và nghiên cứu hiện trường quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện khách quan (tại nhiều thời điểm và thời tiết trên nhiều đối tượng, lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau).
Lựa chọn biện pháp khắc phục điểm đen tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào?
Tại Điều 13 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Lựa chọn biện pháp khắc phục
Căn cứ vào các nguyên nhân đã xác định tại Điều 12 của Thông tư này, đề xuất biện pháp khắc phục theo nguyên tắc:
1. Phải giảm hoặc làm mất hẳn nguyên nhân đã gây ra tai nạn giao thông.
2. Không được phát sinh nguyên nhân khác gây ra tai nạn giao thông.
3. Không gây ảnh hưởng xấu đến bảo đảm giao thông và môi trường xung quanh.
Theo đó, căn cứ vào các nguyên nhân đã xác định tại Điều 12 nêu trên đề xuất biện pháp khắc phục theo nguyên tắc:
- Phải giảm hoặc làm mất hẳn nguyên nhân đã gây ra tai nạn giao thông.
- Không được phát sinh nguyên nhân khác gây ra tai nạn giao thông.
- Không gây ảnh hưởng xấu đến bảo đảm giao thông và môi trường xung quanh.
Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ bao gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 6 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ điểm đen
Hồ sơ điểm đen bao gồm:
1. Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông được lưu giữ tại đơn vị quản lý đường bộ hoặc hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan công an cung cấp;
2. Bảng thống kê tai nạn có ghi lý trình, số vụ tai nạn, thiệt hại, đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục;
3. Bản vẽ sơ đồ khu vực điểm đen, ảnh chụp khu vực điểm đen và các tài liệu liên quan.
Như vậy, hồ sơ điểm đen bao gồm:
- Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông được lưu giữ tại đơn vị quản lý đường bộ hoặc hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan công an cung cấp;
- Bảng thống kê tai nạn có ghi lý trình, số vụ tai nạn, thiệt hại, đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục;
- Bản vẽ sơ đồ khu vực điểm đen, ảnh chụp khu vực điểm đen và các tài liệu liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.