Ai là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu? Người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu có phải cách ly không?

Ai là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu? Người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu có phải cách ly không theo quy định pháp luật? Mẫu Danh sách các trường hợp nghi bạch hầu và tiếp xúc gần là mẫu nào?

Ai là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Theo Mục 1 Phần II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 quy định về người tiếp xúc gần như sau:

II. NỘI DUNG
1. Các định nghĩa sử dụng trong giám sát
1.4. Người tiếp xúc gần:
Là người có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định trong thời kỳ mắc bệnh hoặc với người lành mang trùng bao gồm:
- Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà;
- Học sinh cùng lớp, cùng trường, cùng nhóm học tập;
- Nhóm trẻ hàng xóm, anh em họ hàng cùng chơi với nhau;
- Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc;
- Những người ngủ cùng, ăn cùng nhau, dùng chung các đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bất cứ tình huống nào;
- Người trong cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, trung tâm bảo trợ xã hội, doanh trại quân đội;
- Người ngồi cùng hàng và trước hoặc sau hai hàng ghế trên cùng một phương tiện giao thông (tàu, xe ô tô, máy bay, tàu thủy…);
- Người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ y tế không sử dụng trang phục phòng chống lây nhiễm trong khi khám, điều trị, chăm sóc, điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm;
- Tất cả các trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định/người lành mang trùng trong các trường hợp khác (hôn nhau, quan hệ tình dục …).
...

Như vậy, người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu là người có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định trong thời kỳ mắc bệnh hoặc với người lành mang trùng bao gồm:

- Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà;

- Học sinh cùng lớp, cùng trường, cùng nhóm học tập;

- Nhóm trẻ hàng xóm, anh em họ hàng cùng chơi với nhau;

- Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc;

- Những người ngủ cùng, ăn cùng nhau, dùng chung các đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bất cứ tình huống nào;

- Người trong cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, trung tâm bảo trợ xã hội, doanh trại quân đội;

- Người ngồi cùng hàng và trước hoặc sau hai hàng ghế trên cùng một phương tiện giao thông (tàu, xe ô tô, máy bay, tàu thủy…);

- Người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ y tế không sử dụng trang phục phòng chống lây nhiễm trong khi khám, điều trị, chăm sóc, điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm;

- Tất cả các trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định/người lành mang trùng trong các trường hợp khác (hôn nhau, quan hệ tình dục …).

Ai là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu? Người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu có phải cách ly không?

Ai là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu? Người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu có phải cách ly không? (hình từ internet)

Người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu có phải cách ly không?

Theo Mục 2 Phần IV Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:

IV. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH
….
2. Đối với người tiếp xúc gần
- Lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần.
- Tổ chức cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe người tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh. Hướng dẫn người tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.
- Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc gần để xét nghiệm.
...

Như vậy, người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu phải cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe người tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh.

Ngoài ra, còn phải lập danh sách và tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu để xét nghiệm.

Mẫu Danh sách các trường hợp nghi bạch hầu và tiếp xúc gần là mẫu nào?

Theo Phần II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 quy định về nội dung như sau:

II. NỘI DUNG
...
4. Điều tra ca bệnh, tử vong
- Điều tra, lập danh sách tất cả các ca bệnh, ca tử vong liên quan đến bạch hầu theo phiếu tra trường hợp nghi bạch hầu (Biểu mẫu 1, Biểu mẫu 2, Phụ lục 1). Điều tra trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố tập hợp phiếu điều tra trường hợp nghi bạch hầu gửi cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur.
5. Thống kê báo cáo
- Thực hiện báo cáo ca bệnh bạch hầu theo qui định tại Thông tư số 54/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và theo các hướng dẫn của Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
- Khi ổ dịch đã được xác định thì tất cả các ca bệnh nghi ngờ trong vùng đang có dịch nếu không được hoặc chưa kịp xét nghiệm thì đều được coi là ca bệnh có thể và phải báo cáo theo quy định.

Như vậy, Mẫu Danh sách các trường hợp nghi bạch hầu và tiếp xúc gần là biểu mẫu 2 ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020.

Mẫu Danh sách các trường hợp nghi bạch hầu và tiếp xúc gần là mẫu nào?

Tải về Biểu mẫu 2 - Mẫu Danh sách các trường hợp nghi bạch hầu và tiếp xúc gần

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
367 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào