Ai là người thực hiện việc nẹp bột và máng bột? Việc theo dõi và xử lý tai biến sau khi nẹp bột và máng bột như thế nào?

Cho hỏi ai là người thực hiện việc nẹp bột và máng bột? Bên cạnh đó thì việc theo dõi và xử lý tai biến sau khi nẹp bột và máng bột như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Lâm đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh.

Ai là người thực hiện việc nẹp bột và máng bột?

Nẹp bột và máng bột là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 15 Quy trình kỹ thuật nẹp bột và máng bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

NẸP BỘT VÀ MÁNG BỘT
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
02 người (1 kỹ thuật viên chính, 1 trợ thủ viên đỡ tay hoặc chân người bệnh, và giúp việc). Với nẹp bột lớn (ĐCBC) có thể cần 2 trợ thủ viên.
2. Phương tiện
- 1 bàn có mặt phẳng để rải bột.
- Bột thạch cao: tùy tuổi, kích cỡ của chi, hình thể người bệnh, nẹp hoặc máng bột làm ở tay hay ở chân, nẹp bột gì, hoặc máng bột gì (tên gọi của nẹp bột, máng bột) mà chuẩn bị bao nhiêu bột, kích cỡ bột.
- Giấy vệ sinh hoặc bông lót để bột không dính trực tiếp vào da và đặc biệt vào lông chân hoặc lông tay của người bệnh.
- Nước ngâm bột (mùa lạnh cần dùng nước ấm, khoảng 30-35o).
- 1 vài cuộn băng vải hoặc băng thun để băng giữ ngoài bột.
3. Người bệnh
- Được vệ sinh sạch sẽ vùng định làm nẹp bột hoặc máng bột.
- Nếu có vết thương, cần được XỬ TRÍ và băng vô trùng trước khi đặt nẹp bột, máng bột.
4. Hồ sơ: như với các loại bột khác.

Theo đó, người thực hiện sẽ có 02 người (1 kỹ thuật viên chính, 1 trợ thủ viên đỡ tay hoặc chân người bệnh, và giúp việc). Với nẹp bột lớn (ĐCBC) có thể cần 2 trợ thủ viên.

Như vậy, theo quy định trên ở bước chuẩn bị thì yêu cầu cần phải có 02 người (1 kỹ thuật viên chính, 1 trợ thủ viên đỡ tay hoặc chân người bệnh, và giúp việc). Với nẹp bột lớn (ĐCBC) có thể cần 2 trợ thủ viên.

Nẹp bột và máng bột

Nẹp bột và máng bột (Hình từ Internet)

Việc theo dõi và xử lý tai biến sau khi nẹp bột và máng bột như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục VI và tiểu mục VII Mục 15 Quy trình kỹ thuật nẹp bột và máng bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

NẸP BỘT VÀ MÁNG BỘT
...
VI. THEO DÕI. Chủ yếu là theo dõi tình trạng toàn thân.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Tai biến chỉ có thể xảy ra khi làm giường bột.
- Tai biến chủ yếu xẩy ra khi lật sấp người bệnh để rải và làm bột ở lưng. Nên phải cử người theo dõi sắc mặt người bệnh, tình trạng hô hấp, mạch, huyết áp...
- Khi có biểu hiện rối loạn thở, mạch, huyết áp cần nhanh chóng lật ngửa người bệnh, áp dụng các biện pháp cấp cứu cần thiết (truyền dịch, hô hấp hỗ trợ...).
...

Theo đó, việc theo dõi và xử lý tai biến thực hiện như sau:

Việc theo dõi chủ yếu là theo dõi tình trạng toàn thân.

Tai biến chỉ có thể xảy ra khi làm giường bột.

- Tai biến chủ yếu xẩy ra khi lật sấp người bệnh để rải và làm bột ở lưng. Nên phải cử người theo dõi sắc mặt người bệnh, tình trạng hô hấp, mạch, huyết áp...

- Khi có biểu hiện rối loạn thở, mạch, huyết áp cần nhanh chóng lật ngửa người bệnh, áp dụng các biện pháp cấp cứu cần thiết (truyền dịch, hô hấp hỗ trợ...).

Như vậy, có thể thấy rằng việc theo dõi và xử lý tai biến sau khi nẹp bột và máng bột thuộc trường hợp.

Các bước tiến hành nẹp bột và máng bột thực hiện ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục V Mục 15 Quy trình kỹ thuật nẹp bột và máng bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

NẸP BỘT VÀ MÁNG BỘT
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÀM NẸP BỘT, MÁNG BỘT (xin nhắc lại, máng bột hay nẹp bột chỉ khác nhau về bề rộng, không khác nhau về chiều dài, nên chỉ lưu ý sử dụng cỡ bột to nhỏ khác nhau là đủ). Sau đây chúng tôi trình bầy cách làm nẹp bột làm đại diện, cho từng loại cụ thể như như sau:
1. Nẹp bột Cẳng - bàn tay: giới hạn từ mỏm khuỷu đến khớp bàn - ngón tay.
- Quấn giấy vệ sinh hoặc bông lót từ trên khuỷu xuống quá khớp bàn - ngón (giấy hoặc bông bao giờ cũng dài, rộng hơn mức bột bó, các phần sau chúng tôi không nhắc lại nữa).
- Đo hoặc ước lượng độ dài từ mỏm khuỷu đến khớp bàn-ngón của người bệnh.
- Dùng bột cỡ nhỏ hoặc trung bình (thường dùng 2 cuộn), rải bột lên bàn theo kiểu Zích-zắc (hoặc kiểu xếp mèche) theo độ dài đã định (khoảng 7-8 lớp), cuộn hoặc gấp đôi, rồi gấp tư lại, ngâm nước rồi vớt nhanh, bóp nhẹ cho ráo nước, duỗi bột ra như nẹp rải ban đầu, vuốt cho phẳng phiu và đặt vào sau cẳng - bàn tay theo mốc đã định. Có thể dùng bột còn lại rải đi rải lại kiểu Zích-zắc sau khuỷu để tăng cường cho nẹp bột đủ dầy, không bị gẫy sau này. Tư thế cổ tay của nẹp bột Cẳng - bàn tay là tư thế cơ năng (tư thế trung bình), trừ 1 số tư thế đặc biệt theo đặc điểm của tổn thương và yêu cầu cụ thể của phẫu thuật viên (ví dụ như sau phẫu thuật nối gân gấp, phải để cổ tay gấp nhẹ).
- Vuốt dọc sau nẹp bột cho bột liên kết tốt và phẳng bột, sửa mép bột cho phẳng, quấn băng giữ ngoài nẹp bột, lau sạch bột dính ở da người bệnh.
- Trong 1 số trường hợp, đặt nẹp bột về phía gan tay (như sau nối gân duỗi), lúc này nẹp bột phải để cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay. Sau cùng, dùng băng vải hoặc băng thun băng bên ngoài để giữ nẹp.
...

Như vậy, các bước tiến hành nẹp bột và máng bột thực hiện theo quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,184 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào