Ai là người phải đóng thuế nhập khẩu khi thực hiện chuyển phát EMS hàng hoá từ nước ngoài về Việt Nam?
- Ai là người phải đóng thuế nhập khẩu khi chuyển phát EMS hàng hoá từ nước ngoài về Việt Nam?
- Doanh nghiệp chuyển phát nhanh có trách nhiệm thế nào trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển phát EMS từ nước ngoài về Việt Nam?
- Khi nào tờ khai hải quan bị hủy trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa thông qua chuyển phát EMS?
Ai là người phải đóng thuế nhập khẩu khi chuyển phát EMS hàng hoá từ nước ngoài về Việt Nam?
Tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định về người nộp thuế như sau:
Người nộp thuế
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
...
Như vậy, người nộp thuế có thể là chủ hàng hóa nhập khẩu, hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế.
Ai là người phải đóng thuế nhập khẩu khi thực hiện chuyển phát EMS hàng hoá từ nước ngoài về Việt Nam? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp chuyển phát nhanh có trách nhiệm thế nào trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển phát EMS từ nước ngoài về Việt Nam?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 191/2015/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 56/2019/TT-BTC) quy định về khai hải quan như sau:
Khai hải quan.
1. Người khai hải quan bao gồm:
a) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh;
b) Chủ hàng;
c) Người được chủ hàng ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa;
đ) Đại lý hải quan không phải doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
2. Người khai hải quan thực hiện khai hải quan theo phương thức điện tử. Trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy.
…
Căn cứ Điều 5 Thông tư 191/2015/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 56/2019/TT-BTC) quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
…
1. Cập nhật các quy định pháp luật hiện hành, thông báo và giải thích cho chủ hàng những quy định về chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
2. Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa và không chấp nhận vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, ngừng xuất khẩu, ngừng nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định.
3. Chia nhóm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định tại Điều 6 Thông tư này.
4. Nộp thuế, lệ phí hải quan, các khoản thu khác theo quy định tại Chương III Thông tư này.
5. Chủ động phối hợp với cơ quan hải quan xử lý hàng hóa không phát được cho người nhận. Trường hợp hàng hóa đã thông quan, đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu (nếu có) nhưng không chuyển phát được cho người nhận theo địa chỉ trên vận đơn, doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp hồ sơ hoàn thuế và thực hiện hoàn thuế theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
...
Theo đó, người khai hải quan có thể là doanh nghiệp chuyển phát nhanh, chủ hàng, người được chủ hàng ủy quyền, người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa, đại lý hải quan.
Trường hợp đơn vị chuyển phát nhanh đã tiến hành khai hải quan rồi thì chủ hàng không cần phải khai hải quan nữa. Và việc khai hải quan có thể thực hiện thông qua phương thức điện tử hoặc phương thức bằng giấy.
Sau khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp chuyển phát nhanh sẽ có trách nhiệm cung cấp cho chủ hàng các chứng từ liên quan đến hồ sơ hải quan để chủ hàng lưu giữ và quản lý, làm căn cứ để xuất trình sau này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Từ các quy định nêu trên, việc nộp thuế nhập khẩu có thể sẽ được doanh nghiệp chuyển phát nhanh quốc tế thực hiện nếu có sự ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế.
Do đó, để xác định ai là người nộp thuế bê anh có thể xem lại hợp đồng hoặc sự thỏa thuận giữa bên.
Khi nào tờ khai hải quan bị hủy trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa thông qua chuyển phát EMS?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 191/2015/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 2 Thông tư 56/2019/TT-BTC) quy định về các trường hợp hủy tờ khai hải quan như sau:
Hủy tờ khai
1. Các trường hợp hủy tờ khai:
a) Các trường hợp theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC
b) Tờ khai hải quan đã đăng ký nhưng chưa thông quan hàng hóa phải hoàn nước gốc.
c) Khai nhiều tờ khai hải quan cho cùng một lô hàng hóa (khai trùng thông tin tờ khai).
d) Hàng hóa nhập khẩu đã khai tờ khai hải quan và hoàn thành thủ tục tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định.
đ) Đối với hàng hóa nhóm 1 và nhóm 2, ngoài các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này, tờ khai hải quan điện tử được hủy trong các trường hợp sau:
đ.1) Tờ khai hải quan được khai báo theo nhóm hàng hóa không đúng quy định tại Điều 6 Thông tư này sau khi xử lý vi phạm theo đúng quy định.
đ.2) Tờ khai hải quan khai sai các chỉ tiêu thông tin không được phép khai sửa đổi, bổ sung quy định tại phần B mục I, phần B mục II Phụ lục II Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp: tờ khai hải quan nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan; tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.