Ai là người có trách nhiệm quyết toán thuế khi quỹ từ thiện thực hiện sáp nhập quỹ? Hồ sơ thủ tục thực hiện việc sáp nhập quỹ từ thiện được quy định như thế nào?
Hồ sơ thủ tục thực hiện việc sáp nhập quỹ từ thiện được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên quỹ như sau:
"Điều 39. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên quỹ
1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ:
a) Quỹ thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia chấm dứt tồn tại và hoạt động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cho phép hợp nhất, sáp nhập và chia quỹ. Quyền và nghĩa vụ của các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia được chuyển giao cho các quỹ mới và quỹ sáp nhập. Đối với trường hợp tách quỹ, thì quỹ bị tách và quỹ được tách (quỹ thành lập mới) thực hiện quyền, nghĩa vụ phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ và phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của quỹ trước khi tách.
3. Hồ sơ hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, gồm:
a) Đơn đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, trong đó nêu rõ lý do và tên gọi mới của quỹ;
b) Dự thảo điều lệ quỹ;
c) Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
d) Dự kiến nhân sự Hội đồng quản lý quỹ;
đ) Phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ.
..."
Theo đó, để thực hiện sáp nhập quỹ cần gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền xem xét. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cho phép việc hợp nhất.
Ai là người có trách nhiệm quyết toán thuế khi quỹ từ thiện thực hiện sáp nhập quỹ?
* Hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép hợp nhất bao gồm:
- Đơn đề nghị sáp nhập, tên gọi mới của quỹ;
- Dự thảo điều lệ quỹ;
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về việc sáp nhập, ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
- Dự kiến nhân sự Hội đồng quản lý quỹ;
- Phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động khi sáp nhập.
Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép quỹ từ thiện thực hiện việc sáp nhập của quỹ từ thiện?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ như sau:
"Điều 18. Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập, đối với:
a) Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã."
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ cho phép sáp nhập nếu quỹ hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh. Nếu quỹ hoạt động trong phạm vi huyện, xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp sẽ cho phép thực hiện sáp nhập.
Trước đây, tại Điều 16 Nghị định 30/2012/NĐ-CP có cho phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép sáp nhập quỹ từ thiện,...
Tuy nhiên ở Nghị định 93/2019/NĐ-CP thay thế đã không còn quy định nữa.
Ai là người có trách nhiệm quyết toán thuế khi quỹ từ thiện thực hiện sáp nhập quỹ?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy đinh về phụ trách kế toán quỹ từ thiện như sau:
"Điều 29. Phụ trách kế toán của quỹ
1. Người phụ trách kế toán quỹ do Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc quỹ và thực hiện tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế phụ trách kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
2. Người được giao phụ trách kế toán của quỹ có trách nhiệm giúp Giám đốc quỹ tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của quỹ theo quy định của pháp luật.
3. Không bổ nhiệm người phụ trách kế toán thuộc trường hợp những người không được làm kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
4. Người phụ trách kế toán chịu trách nhiệm quyết toán khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể quỹ hoặc chuyển công tác khác."
Như vậy, người phụ trách kế toán của quỹ từ thiện sẽ chịu trách nhiệm quyết toán thuế khi thực hiện sáp nhập quỹ.
Người phụ trách kế toán quỹ do Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc quỹ và thực hiện tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế phụ trách kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.