Ai có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động giám sát Đoàn thanh tra Chính phủ? Hoạt động giám sát được thực hiện thế nào?
Ai có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động giám sát Đoàn thanh tra Chính phủ?
Hoạt động giám sát Đoàn thanh tra Chính phủ (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 quy định về hoạt động giám sát Đoàn thanh tra Chính phủ như sau:
Trách nhiệm của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ
...
3. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công chỉ đạo giám sát Đoàn thanh tra có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động giám sát Đoàn thanh tra; trực tiếp ký Quyết định thành lập Tổ giám sát hoặc cử công chức giám sát hoạt động Đoàn thanh tra, ký các văn bản khác theo thẩm quyền liên quan đến giám sát Đoàn thanh tra; xem xét, giải quyết kịp thời báo cáo, kiến nghị của Tổ giám sát hoặc công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Thanh tra Chính phủ về các quyết định và ý kiến chỉ đạo của mình trong giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.
Căn cứ trên quy định Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công chỉ đạo giám sát Đoàn thanh tra có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động giám sát Đoàn thanh tra Chính phủ.
Ngoài ra, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công chỉ đạo giám sát Đoàn thanh tra thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:
+ Trực tiếp ký Quyết định thành lập Tổ giám sát hoặc cử công chức giám sát hoạt động Đoàn thanh tra, ký các văn bản khác theo thẩm quyền liên quan đến giám sát Đoàn thanh tra;
+ Xem xét, giải quyết kịp thời báo cáo, kiến nghị của Tổ giám sát hoặc công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Thanh tra Chính phủ về các quyết định và ý kiến chỉ đạo của mình trong giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.
Việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra Chính phủ được thực hiện thế nào?
Theo Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 quy định việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra Chính phủ được thực hiện như sau:
- Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra Chính phủ; Thủ trưởng đơn vị chủ trì và Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị có công chức, viên chức tham gia Đoàn thanh tra có trách nhiệm giám sát công chức, viên chức của mình trong quá trình thực hiện Nhiệm vụ thanh tra.
- Vụ trưởng Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra tham mưu quyết định thành lập Tổ giám sát hoặc cử công chức giám sát Đoàn thanh tra Chính phủ.
- Khi công bố Quyết định thanh tra, Người công bố Quyết định thanh tra đồng thời công bố Quyết định thành lập Tổ giám sát hoặc công chức giám sát Đoàn thanh tra Chính phủ.
- Tổ giám sát hoặc công chức giám sát Đoàn thanh tra có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật;
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan làm rõ các thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra; kịp thời báo cáo, đề xuất Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công, Tổng Thanh tra Chính phủ biện pháp ngăn chặn và xem xét, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra Chính phủ bao gồm những nội dung nào?
Theo Điều 30 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra Chính phủ bao gồm những nội dung sau:
- Việc chấp hành các quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra Chính phủ.
- Việc chấp hành chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra và việc thực hiện Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo và các yêu cầu khác của cuộc thanh tra.
- Việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra và các quy định của pháp luật về những hành vi bị nghiêm cấm của Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra Chính phủ.
- Nội dung khác khi được Người ra quyết định thanh tra giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.