Ai có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm và chuyển ngay tố giác kèm theo tài liệu cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền?
- Ai có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm và chuyển ngay tố giác kèm theo tài liệu cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền?
- Kể từ ngày tiếp nhận tố giác thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo kết quả tiếp nhận đến cơ quan nào?
- Khi giải quyết tố giác về tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động gì?
Ai có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm và chuyển ngay tố giác kèm theo tài liệu cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền?
Căn cứ Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định như sau:
Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
...
3. Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Tải về mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất 2023: Tại Đây
Ai có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm và chuyển ngay tố giác kèm theo tài liệu cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền? (Hình từ Internet)
Kể từ ngày tiếp nhận tố giác thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo kết quả tiếp nhận đến cơ quan nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định như sau:
Thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết.
2. Khi kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải gửi kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại các điều 148, 154, 158 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
...
Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác về tội phạm cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác về tội phạm biết.
Khi giải quyết tố giác về tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động gì?
Theo quy định khoản 3 Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:
a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;
b) Khám nghiệm hiện trường;
c) Khám nghiệm tử thi;
d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.
Như vậy, khi giải quyết tố giác về tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động như sau:
- Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;
- Khám nghiệm hiện trường;
- Khám nghiệm tử thi;
- Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.