Ai có trách nhiệm quản lý và bảo vệ bảng phân định ranh giới rừng? Tiến hành cắm bảng phân định ranh giới rừng trên thực địa như thế nào?

Cho tôi hỏi, ai có trách nhiệm quản lý và bảo vệ bảng phân định ranh giới rừng? Bảng phân định ranh giới rừng có kích thước như thế nào và phải ghi những thông tin gì? Tiến hành cắm bảng phân định ranh giới rừng trên thực địa như thế nào? Trên đây là câu hỏi của anh Hoàng Đăng tại Đắk Nông.

Ai có trách nhiệm quản lý và bảo vệ bảng phân định ranh giới rừng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT về quản lý, bảo vệ mốc, bảng như sau:

Quản lý, bảo vệ mốc, bảng
1. Chủ rừng có trách nhiệm quản lý, bảo vệ mốc, bảng trong phạm vi ranh giới diện tích được giao, được thuê.
2. Trường hợp mốc, bảng bị xê dịch, bị mất hay hư hỏng, chủ rừng thực hiện khôi phục lại mốc, bảng theo đúng vị trí ban đầu.

Theo quy định trên, chủ rừng có trách nhiệm quản lý, bảo vệ bảng phân định ranh giới rừng trong phạm vi ranh giới diện tích được giao, được thuê.

Trường hợp bảng bị xê dịch, bị mất hay hư hỏng, chủ rừng thực hiện khôi phục lại bảng theo đúng vị trí ban đầu.

Ranh giới rừng 4

Ai có trách nhiệm quản lý và bảo vệ bảng phân định ranh giới rừng?

(Hình từ Internet)

Việc xác định vị trí bảng phân định ranh giới rừng được tiến hành trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT về xác định vị trí mốc, bảng như sau:

Xác định vị trí mốc, bảng
1. Những khu rừng đã xác định vị trí mốc, bảng phù hợp với kết quả thiết kế vị trí các mốc, bảng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, không thực hiện xác định lại vị trí.
2. Trường hợp không thuộc khoản 1 Điều này, tiến hành xác định vị trí mốc, bảng như sau:
a) Căn cứ kết quả thiết kế vị trí các mốc, bảng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này để xác định vị trí mốc, bảng ngoài thực địa, trừ các vị trí mốc trùng với điểm đặc trưng;
b) Căn cứ kết quả tại điểm a khoản này để xác định cụ thể tọa độ vị trí mốc, bảng trên đường phân định ranh giới của khu rừng. Tọa độ vị trí mốc, bảng được đo 03 lần bằng GPS lấy giá trị bình quân và lập bản tọa độ vị trí mốc, bảng theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
c) Lập bảng tổng hợp vị trí tọa độ mốc, bảng theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp vị trí mốc, bảng trên thực địa có sai khác so với thiết kế trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư này, phải hiệu chỉnh vị trí mốc, bảng trên bản đồ cho phù hợp với thực địa.

Theo quy định trên, trường hợp khu rừng đã xác định vị trí bảng không phù hợp với kết quả thiết kế vị trí các bảng phân định ranh giới của chủ rừng thì tiến hành xác định vị trí bảng phân định ranh giới rừng như sau:

- Căn cứ kết quả thiết kế vị trí các bảng phân định ranh giới của chủ rừng để xác định vị trí bảng ngoài thực địa;

- Căn cứ kết quả trên để xác định cụ thể tọa độ vị trí bảng trên đường phân định ranh giới của khu rừng. Tọa độ vị trí bảng được đo 03 lần bằng GPS lấy giá trị bình quân và lập bản tọa độ vị trí bảng theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT.

- Lập bảng tổng hợp vị trí tọa độ bảng theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT.

Trường hợp vị trí bảng trên thực địa có sai khác so với thiết kế trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư này, phải hiệu chỉnh vị trí bảng trên bản đồ cho phù hợp với thực địa.

Bảng phân định ranh giới rừng có kích thước như thế nào và phải ghi những thông tin gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về mốc, bảng như sau:

Quy định về mốc, bảng
...
2. Quy định về bảng
a) Bảng làm bằng bê tông cốt thép đảm bảo bền vững, chắc chắn, kích thước cao 100 cm, rộng 150 cm, dày 5 cm.
b) Bên trái bảng thể hiện sơ đồ khu rừng, bên phải ghi tên khu rừng và nội dung yêu cầu quản lý, bảo vệ rừng.
3. Đối với những nơi đã cắm mốc, bảng khác với quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này, vẫn được tiếp tục sử dụng mốc, bảng cũ.

Theo quy định trên, bảng phân định ranh giới rừng làm bằng bê tông cốt thép đảm bảo bền vững, chắc chắn, kích thước cao 100 cm, rộng 150 cm, dày 5 cm.

Bên trái bảng thể hiện sơ đồ khu rừng, bên phải ghi tên khu rừng và nội dung yêu cầu quản lý, bảo vệ rừng.

Đối với những nơi đã cắm bảng khác với quy định trên thì vẫn được tiếp tục sử dụng bẳng phân định ranh giới rừng cũ.

Tiến hành cắm bảng phân định ranh giới rừng trên thực địa như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về cắm mốc, bảng trên thực địa như sau:

Cắm mốc, bảng trên thực địa
1. Những khu rừng đã cắm mốc, bảng phù hợp với quy định tại Điều 10 Thông tư này, không thực hiện cắm lại.
2. Trường hợp không thuộc khoản 1 Điều này, tiến hành cắm mốc, bảng như sau:
...
b) Bảng được gắn vào cột hình vuông cao 300 cm, rộng 15 cm, dày 15 cm, được cắm cố định xuống đất, phần chôn sâu dưới mặt đất 100 cm đảm bảo vững chắc.

Theo đó, những khu rừng đã cắm bảng phân định ranh giới rừng phù hợp với quy định thì không thực hiện cắm lại.

Trường hợp bảng phân định ranh giới rừng chưa phù hợp thì tiến hành cắm bảng như sau:

- Bảng được gắn vào cột hình vuông cao 300 cm, rộng 15 cm, dày 15 cm, được cắm cố định xuống đất, phần chôn sâu dưới mặt đất 100 cm đảm bảo vững chắc.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,065 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào