Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật? Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật?
Theo Điều 15 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định về thẩm quyền xác định mức độ khuyết tật như sau:
- Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
- Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:
+ Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;
+ Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
+ Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.
- Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể, việc xác định mức độ khuyết tật sẽ được thực hiện bởi Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoặc Hội đồng giám định y khoa.
Tải về mẫu Giấy xác nhận khuyết tật mới nhất 2023: Tại Đây
Thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật
Ai thành lập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và trong Hội đồng gồm các thành viên nào?
Tại Điều 16 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, cụ thể:
- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập.
- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật bao gồm các thành viên sau đây:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng;
(2) Trạm trưởng trạm y tế cấp xã;
(3) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội;
(4) Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã;
(5) Người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật.
- Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức và chủ trì hoạt động của Hội đồng. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Cuộc họp của Hội đồng chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng tham dự. Kết luận của Hội đồng được thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Kết luận của Hội đồng được thể hiện bằng văn bản do Chủ tịch Hội đồng ký.
- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật quyết định độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong việc xác định mức độ khuyết tật.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật. Và ngoài ra, có 5 thành viên trong Hội đồng xác định mức độ khuyết tật đó là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, trạm trưởng trạm y tế cấp xã; Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội, người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh cấp xã và người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật.
Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Về phương pháp xác định mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 17 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
- Việc xác định mức độ khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được thực hiện bằng phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội và các phương pháp đơn giản khác để kết luận mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết khoản này.
- Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này.
Còn về thủ tục xác định mức độ khuyết tật thì được quy định tại Điều 18 Nghị định này như sau:
- Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.
Như vậy, các phương pháp xác định cũng như thủ tục xác định mức độ khuyết tật đều được quy định cụ thể tại Điều 17, Điều 18 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.