Ai có thẩm quyền quyết định việc thu hồi tài sản không phải là trụ sở làm việc của Ngân hàng Nhà nước?
Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu hồi tài sản trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về việc thu hồi tài sản như sau:
Thu hồi tài sản
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu hồi tài sản trong các trường hợp:
a) Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục trên 12 tháng hoặc đã được giao/đầu tư xây dựng trụ sở mới thay thế;
b) Tài sản sử dụng không đúng mục đích, đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức;
c) Tài sản sử dụng không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản:
2.1. Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán:
a) Quyết định việc thu hồi tài sản không phải trụ sở làm việc;
...
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu hồi tài sản trong các trường hợp sau đây:
(1) Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục trên 12 tháng hoặc đã được giao/đầu tư xây dựng trụ sở mới thay thế;
(2) Tài sản sử dụng không đúng mục đích, đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức;
(3) Tài sản sử dụng không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ;
(4) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu hồi tài sản trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định việc thu hồi tài sản không phải là trụ sở làm việc của Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về việc thu hồi tài sản như sau:
Thu hồi tài sản
...
2. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản:
2.1. Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán:
a) Quyết định việc thu hồi tài sản không phải trụ sở làm việc;
b) Ký văn bản gửi Bộ Tài chính về việc thu hồi tài sản là trụ sở làm việc.
2.2. Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán thẩm định, báo cáo Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán về việc thu hồi tài sản.
2.3. Thủ trưởng đơn vị đề xuất, thực hiện các thủ tục thu hồi tài sản theo quy định sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản:
3.1. Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 18, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định thì Phó Thống đốc phụ trách tài chính kế toán là người có thẩm quyền quyết định việc thu hồi tài sản không phải là trụ sở làm việc của Ngân hàng Nhà nước.
Hồ sơ đề nghị trả lại tài sản của Ngân hàng Nhà nước gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về việc thu hồi tài sản như sau:
Thu hồi tài sản
...
3. Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản:
3.1. Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 18, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
3.2. Hồ sơ đề nghị trả lại tài sản gồm:
a) Văn bản đề nghị trả lại tài sản của đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
b) Tờ trình về việc trả lại tài sản của Vụ Tài chính - Kế toán: 01 bản chính;
c) Văn bản của Ngân hàng Nhà nước gửi Bộ Tài chính trong trường hợp đề nghị trả lại tài sản là trụ sở làm việc: 01 bản chính;
d) Danh mục tài sản đề nghị trả lại (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán): 01 bản chính;
đ) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị trả lại tài sản (nếu có): 01 bản sao.
4. Tài sản sau khi thu hồi được xử lý theo các hình thức quy định tại Khoản 4, Điều 41, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14.
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ đề nghị trả lại tài sản của Ngân hàng Nhà nước gồm những nội dung sau đây:
(1) Văn bản đề nghị trả lại tài sản của đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
(2) Tờ trình về việc trả lại tài sản của Vụ Tài chính - Kế toán: 01 bản chính;
(3) Văn bản của Ngân hàng Nhà nước gửi Bộ Tài chính trong trường hợp đề nghị trả lại tài sản là trụ sở làm việc: 01 bản chính;
(4) Danh mục tài sản đề nghị trả lại (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán): 01 bản chính;
(5) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị trả lại tài sản (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.