Ai có thẩm quyền đưa người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường ra khỏi cơ sở trợ giúp trẻ em?

Tôi có câu hỏi là ai có thẩm quyền đưa người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường ra khỏi cơ sở trợ giúp trẻ em? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.Q đến từ Quảng Nam.

Ai có thẩm quyền đưa người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường ra khỏi cơ sở trợ giúp trẻ em?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 55/2015/TT-BLĐTBXH, có quy định về thẩm quyền tiếp nhận và đưa đối tượng ra khỏi cơ sở như sau:

Thẩm quyền tiếp nhận và đưa đối tượng ra khỏi cơ sở
1. Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở.
2. Người đứng đầu cơ sở quyết định đưa đối tượng ra khỏi cơ sở.

Như vậy, theo quy định trên thì người đứng đầu cơ sở trợ giúp trẻ em quyết định đưa người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường ra khỏi cơ sở trợ giúp trẻ em.

người chưa thành niên

Ai có thẩm quyền đưa người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường ra khỏi cơ sở trợ giúp trẻ em? (Hình từ Internet)

Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường ở tại cơ sở trợ giúp trẻ em nếu đủ 18 tuổi thì phải ra khỏi cơ sở trợ giúp trẻ em phải không?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 55/2015/TT-BLĐTBXH, có quy định về thủ tục đưa đối tượng ra khỏi cơ sở như sau:

Thủ tục đưa đối tượng ra khỏi cơ sở
1. Điều kiện đưa đối tượng ra khỏi cơ sở
Đối tượng ra khỏi cơ sở khi có một trong các điều kiện sau:
a) Người giám hộ, gia đình ruột thịt hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị;
b) Đối tượng đủ 18 tuổi. Trường hợp từ 18 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi.

Như vậy, theo quy định trên thì người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường ở tại cơ sở trợ giúp trẻ em nếu đủ 18 tuổi thì có thể ra khỏi cơ sở trợ giúp trẻ em.

Trường hợp từ 18 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi.

Cơ sở trợ giúp trẻ em có trách nhiệm gì trong việc tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2015/TT-BLĐTBXH, có quy định về trách nhiệm thi hành như sau:

Trách nhiệm thi hành
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận đối tượng vào cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý hoặc đề nghị Sở Lao động- Thương binh và Xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng theo thẩm quyền;
b) Định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công tác quản lý người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Trưởng công an cấp xã chủ trì, phối hợp với công chức Văn hóa- xã hội hoặc công chức Lao động- Thương binh và Xã hội lập hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào cơ sở;
b) Phối hợp với cơ sở để xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục và trợ giúp đối tượng;
c) Tổ chức đưa và bàn giao đối tượng cho cơ sở; phối hợp với cơ sở hỗ trợ đối tượng đủ điều kiện ra khỏi cơ sở hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống;
d) Định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác quản lý, giáo dục và trợ giúp người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Cơ sở trợ giúp trẻ em có trách nhiệm:
a) Bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên tổ chức tiếp nhận, quản lý, giáo dục và trợ giúp đối tượng;
b) Có kế hoạch trợ giúp đối tượng hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống;
c) Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6), hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) và đột xuất, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục và trợ giúp đối tượng của cơ sở.

Theo đó, trong việc tiếp nhận người thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường thì cơ sở trợ giúp trẻ em có các trách nhiệm sau:

- Bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên tổ chức tiếp nhận, quản lý, giáo dục và trợ giúp đối tượng;

- Có kế hoạch trợ giúp đối tượng hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống;

- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6), hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) và đột xuất, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục và trợ giúp đối tượng của cơ sở.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

805 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào