Ai có thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm? Trong thời hạn bao lâu sẽ công bố dịch bệnh truyền nhiễm?
- Việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ai có thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm?
- Trong thời hạn bao lâu sẽ công bố dịch bệnh truyền nhiễm?
- Công bố dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm những nội dung gì?
- Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch dựa vào căn cứ nào?
Việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch
1. Việc công bố dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố;
b) Việc công bố dịch và hết dịch phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.
...
Theo đó, việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố;
- Việc công bố dịch và hết dịch phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.
Ai có thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch
...
2. Thẩm quyền công bố dịch được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch;
c) Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
...
Như vậy, thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm quy định như sau:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C;
- Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch;
- Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
Dịch bệnh truyền nhiễm (Hình từ Internet)
Trong thời hạn bao lâu sẽ công bố dịch bệnh truyền nhiễm?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch
...
3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị công bố dịch, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định việc công bố dịch.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện công bố dịch.
Theo đó, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị công bố dịch bệnh truyền nhiễm, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định việc công bố dịch.
Công bố dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm những nội dung gì?
Tại Điều 39 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nội dung công bố dịch
1. Nội dung công bố dịch gồm:
a) Tên bệnh dịch;
b) Thời gian, địa điểm và quy mô xảy ra dịch;
c) Nguyên nhân, đường lây truyền, tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch;
d) Các biện pháp phòng, chống dịch;
đ) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc tiếp nhận, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm.
2. Các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này phải được thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai các biện pháp chống dịch.
Như vậy, công bố dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm những nội dung sau:
- Tên bệnh dịch;
- Thời gian, địa điểm và quy mô xảy ra dịch;
- Nguyên nhân, đường lây truyền, tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch;
- Các biện pháp phòng, chống dịch;
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc tiếp nhận, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm.
Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch dựa vào căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch
1. Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập ngay sau khi dịch được công bố.
2. Thành phần Ban chỉ đạo chống dịch được quy định như sau:
a) Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác. Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dịch và tính chất của dịch, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế là thường trực của Ban chỉ đạo;
...
Như vậy, căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dịch và tính chất của dịch, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế là thường trực của Ban chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.